Soạn Văn 7: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp)

  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 10
BÀI VIẾT SỐ 3 - VĂN BIỂU CẢM
(làm tại lớp)
ĐỂ BÀI.
Cảm nghĩ về người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè...)
MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO
EM TÔI
Sau gần 12 năm là con một bỗng dưng em được làm anh, mà làm anh một lúc tới hai đứa em vừa trai vừa gái. Lũ bạn em đứa thì bảo là tội nghiệp cho em đã bị ra rìa, đứa thì lại ganh tị vì em được “lên chức” một cách ngon lành còn chúng nó thì không. Còn em, cảm thấy thật hạnh phúc, thật vui vì gia đình từ chỗ có ba người giò' lên tới năm người và cảm giác oai oai nữa chứ: được làm anh.
Trước ngày mẹ em sinh, cả hai gia đình bên nội và bên ngoại đều xôn xao vì khi siêu âm bác sĩ bảo mẹ em sẽ sinh đôi: một trai, một gái. Ai cũng cảm thấy lo lắng vì mẹ đã lớn tuổi rồi, sinh hai em bé một lúc là điều không phải dễ. Và sau đó là đến tiết mục bàn luận đặt tên em bé là gì? Đặt thế nào để hai tên đi liền nhau có ý nghĩa và cả trai và gái đều phù hợp. Đêm trước ngày mẹ em sinh, ông ngoại thức trắng và đã nghĩ ra được cái tên thật tuyệt vời và đầy ý nghĩa: Diệu Kì: em gái sẽ là Huyền Diệu và em trai là Tân Kì.
Và bây giờ chúng đang nằm trước mặt em đây, chúng mới đáng yêu làm sao, khuôn mặt như một nụ hoa, hai bàn tay nhỏ xíu, cái miệng bé tí chúm chím, nhìn chúng thật bé bỏng, yếu ớt, em có cảm giác mình thật mạnh mẽ khi ở bên hai đứa em của mình. Những lần trước tan học em còn muôn ở lại trường chơi đùa với bạn, nhưng bây giờ em chỉ muôn về nhà ngay với hai em, ngồi ngắm nhìn chúng thật là thích, cái miệng chóp chép, cái đầu luôn ngọ nguậy, em xin mãi mẹ mới cho em bế một chút xíu. Cái đầu nép vào người em như tìm sự che chở bảo vệ. Ở người em tỏa ra một mùi thơm dìu dịu, mẹ bảo đó là mùi thơm sữa. Tân Kì hay khóc nhè và vòi vĩnh nhiều hơn Huyền Diệu, em phải đưa nôi liên tục em mới ngừng khóc. Mỗi khi đang học bài, nghe tiếng ọ ọe của hai bé là em chạy ngay lại xem em đang như thế nào? Chắc lại là đái dầm rồi, em lấy tã, nhè nhẹ thay cho em, sọ' làm em đau bởi da của em rất mỏng. Em cũng thôi không chơi đá bóng nữa, sọ' làm ồn hai em thức giấc.
Em thích nhất là được nô đùa với em, mỗi khi chúng nhoẻn miệng cười trông mới đáng yêu làm sao. Khuôn mặt ngời sáng, giọng cười trong veo; chồm theo em để với lấy cây lúc lắc ngũ sắc bằng được. Em mong hai em của em thật chóng lớn em sẽ bày cho các em thật nhiều trò chơi, em sẽ dạy cho em học nữa chứ, bởi lẽ:
Làm anh klió lắm Phải đâu chuyện đùa.
BÀ NGOẠI EM
Mỗi lần hè đến, điều ước mong duy nhất của em là được về quê ngoại. Quê ngoại em ỏ' Phú Lộc - Thừa Thiên Huế, ngay dưới chân núi
Bạch Mã. về quê ngoại có bao nhiêu là thú vui: tắm suối, thả diều, leo núi, câu cá... Nhưng có lẽ thích nhất là được sông trong tình thương ấm áp của gia đình bên ngoại, đặc biệt là bà ngoại của em.
Bao giờ cũng vậy, khi đến ngày mẹ con em về thăm, ngoại đều ra tận ngoài cầu Hai cách nhà đến mấy cây số để đón. Vừa bước xuống xe là chúng em đã được cậu, dì, anh chị và nhất là bà ngoại mừng rỡ chào đón đưa vào nhà. Cả nhà cứ tíu tít như ngày hội. Bình thường nhà ngoại ăn rất đơn giản, có mẹ con em về, ngoại mua bao nhiêu là thứ ngon. Đông vui và thức ăn ngon, chúng em ăn nhiều lắm. Còn ngoại ăn rất ít, ngồi bên mâm hết gắp thức ăn cho cháu này đến gắp thức ăn cho cháu khác “Ngoại ơi! Ngoại cũng phải ăn đi chứ ạ!”. Ngoại cười “Ngoại ăn nhiều lắm rồi!”. Nhưng em biết, ngoại nhường phần cho tụi em không ăn đấy thôi. Những trưa hè nóng nực không có điện, ngoại ngồi quạt cho tụi em ngủ, đôi bàn tay răn reo của ngoại vuôt lên đầu từng đứa thì thầm: “Cháu của bà! Nhớ quá”. Khi chúng em thức dậy đã thấy ngoại đang lui cui ngoài vườn cầm sào hái ổi. Ôi là món khoái khẩu nhất của em mà lị. Dáng ngoại còng còng, cây sào vừa nặng vừa dài hai tay ngoại run run, chân nhón lên cao sắp đụng tới trái ổi thì cơn gió thổi dạt đi mất, cứ thế đến mấy lần. “Thối ngoại ơi đừng hái nữa, cháu ăn thế này đủ lắm rồi!”. “Quả này ngon lắm! Ngoại đế dành chờ cháu về đấy!”. Thế rồi quả ổi cũng hái xuống được nhưng trán ngoại ướt đẫm mồ hôi, em nhìn ngoại xót xa, thương ngoại quá ngoại ơi!
Sáng sáng đi chợ về, ngoài thức ăn trong giỏ của ngoại bao giờ cũng có quà cho chúng em ăn vặt, khi thì mấy trái bắp còn nóng hổi, khi thì chiếc bánh ú thơm phức, khi thì gói bánh lọc nhân tôm đỏ au... “Bà chiều cháu quá”, mẹ em bảo. Ngoại cười: “Có tí bánh mà mẹ mày cứ làm to chuyện”. Ngoại ngồi nhìn chúng em ăn khuôn mặt ngời ngời hạnh phúc.
Hè năm nay em trở về nhưng ngoại đã không còn nữa... Căn nhà rộng rênh và vắng đến lạ. Dưới gốc cây ổi ngoại hái cho em năm nào cỏ mọc um tùm, và cũng chỉ có vài ba trái xanh lè. Những trái bắp lúc trước em ăn thấy ngọt và ngon đến thế sao giờ đây nó trở nên nhạt nhẽo và vô duyên.
Em thơ thẩn dọc theo khu vườn gió thổi ở hàng dương vi vút... vi vút. Em như nghe thấy có tiếng nói thì thầm của ngoại “Cháu yêu của bà đã về chơi đấy à?”, Ngoại ơi! Ngoại ơi! Em bật khóc. Ngoại ở đâu? Con yêu và nhó' ngoại vô cùng!
Thời gian trôi qua sẽ xóa đi trong kí ức của em nhiều thứ nhưng với ngoại thì không, vĩnh viễn không bao giờ.
XIN CHO CON ĐƯỢC MỘT LAN
GỌI HAI TIẾNG: BA ƠI!
Con lớn dần lên qua từng lời ru của bà:
Mồ côi cha ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm.
(Ca dao)
Xót xa quá phải không ba? Suốt 21 năm ròng con phấn đấu vươn lên, bỏ lại sau lưng dấu chấm hỏi về một đấng sinh thành.
Ba ơi, cho phép con được gọi như thế dẫu chưa một lần con biết mặt ba. Nửa tuổi đầu con đã mất ba. Ba không đi về cõi vĩnh hằng, ba chỉ đi tìm hạnh phúc ở nơi khác, nơi không có bóng dáng và đôi chân bé bỏng của con. Có bao giờ ba chợt nhớ đến con không, đứa con gái bé bỏng dại khờ mà ngày ba đi vẫn còn ẵm ngửa? Mà nhớ làm gì kia chứ, khi chờ đón ba là những lời dịu ngọt và vòng tay âu yếm, vỗ về?
Trong biển cả tình yêu của mẹ, con vẫn thấy thiếu vắng một điều gì đó. Có những chiều con lặng lẽ đi ngang trường mẫu giáo, ngắm những gương mặt ngây thơ bi bô với ba chúng sau giờ tan trường. Lòng con bỗng dấy lên niềm ganh tị. Nhưng cảm giác ấy qua nhanh, còn lại trong muôn ngàn câu hỏi, không có lời giải đáp. Con cũng từng hỏi cô giáo “Sao con không có ba?”, cô trả lời rằng “Chỉ cần con ngoan và học giỏi ba sẽ về bên con”. Háo hức, tin tưởng, con phấn đấu đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh để mong ba quay về nhưng không, ngày nhận giấy khen, ánh mắt con luôn hướng về nơi xa xăm tìm kiếm một bóng hình. Nhưng không gặp. Niềm tin trong con lung lay. Hay con chưa ngoan và chưa học giỏi?
Ngày vào đại học, nhìn vào ánh mắt rạng ngời không che giấu được vết chân chim của mẹ, con cảm nhận một nỗi đau. Mười tám năm đằng đẵng chăm chút con thành tài, mẹ một mình bươn trải vượt qua muôn ngàn cay đắng.
Con ước mong một lần được gặp ba, dẫu chỉ nhìn thấy con cũng cam lòng. “Lá rụng về cội” mà phải không ba?
Ba có mái ấm gia đình riêng, với những lo toan, suy tính, vun vén riêng cho gia đình mình. Con không trách hờn gì ba cả. Con hiểu mà ba, quá khứ đã ngủ yên rồi. Con không có quyền khơi lại đông tro tàn. Một ngọn lửa của con, đôi khi đủ sức cháy rụi tất cả những gì ba gầy dựng trong suốt cuộc đời mình. Nếu vậy con sẽ chẳng bao giờ tha thứ được cho bản thân mình.
Xin ba hãy lắng nghe con bộc bạch nỗi lòng, lần đầu tiên và cũng là lần sau cuối. Có đôi lúc, con thèm những lằn roi mạnh mẽ của ba, những lời quát mắng khi con làm sai, những cái nhíu mày trước những trò nghịch ngợm của con... thay vì những lời thủ thỉ và giọt nước mắt của mẹ. Nhưng mà những thứ đó không dành cho con, không bao giờ. Con có lỗi gì đâu mà đời bất công đến vậy?
Ngoại thường bảo rằng tu trăm năm nên duyên vọ' chồng, tu ngàn năm nên nghĩa cha con. Con đang khóc cho kiếp đường tu không trọn vẹn của mình. Con nhớ có lần mẹ kể ba cũng như con nhưng ba thiệt thòi hơn vì ba mồ côi mẹ. Chắc hơn ai hết, ba hiểu cảm giác của con lúc này!
Có phải bánh xe lịch sử luôn xoay tròn không ba? Một vòng tròn xoay thật ác nghiệt! Con chỉ mong rằng điều này không lặp lại với con - những đứa trẻ ngây thơ là kết tinh của ba trong mối tình sau này.
Cả tuổi thơ của mình còn đeo kèm giấc mơ, một giấc mơ đằng đẵng nhưng giờ thì tất cả đều tan biến. Con từng căm uất muốn điên lên, muôn xông vào cắn xé người ta khi nghe lời độc địa “đồ con hoang”. Dòng máu nóng ấy vẫn sục sôi trong con khi con vô tình bắt gặp những đứa trẻ vô tội, những nạn nhân như con ngày nào. Cay đắng và nhục nhã lắm ba ơi! Con khóc ròng. Tủi cho thân phận mình và khóc cho sự vô tâm của người đời. Rồi con cũng học được thói quen quên đi, quen thờ ơ với tất cả... tất cả.
Con có thể lừa gạt mọi người bằng vẻ mặt lạnh lùng chứ làm sao gạt được chính bản thân mình, khi trong lòng con, vị trí dành cho ba quá lớn? Một tình yêu với người chưa gặp mặt một lần nhưng là tình yêu thiêng liêng, ruột thịt - đó là tất cả những gì con muôn nói với ba.
Mỗi người đều có mảnh đời riêng. Sô" phận buộc con và ba bằng sợi dây mỏng manh, lỏng lẻo và dễ đứt, vậy thì con cố níu kéo làm gì? Mong rằng trong cuộc hành trình của mình, trong phút giây dừng lại, ba hãy nhớ rằng ba có một người con gái, một người luôn hướng về ba với tình yêu thương khắc khoải, mỏi mòn.
Lại thêm một phiên tòa xử li hôn. Người ta yêu nhau - kết hôn - sinh con - chia tay như lẽ đời vôn vậy. Pháp luật có thể cắt đôi tờ hôn thú và pháp luật cũng cắt đôi, đập vỡ tan những trái tim thiên thần bé nhỏ. Tiếng thút thít sau phiên tòa lạc lõng, bơ vơ giữa khói bụi, giữa tiếng ồn ào của phố thị, của cuộc sống hằng ngày. -Con không dám chọn nghề luật sư vì con sợ tiếng khóc không trọn vẹn ấy, con hèn nhát quá phải không ba? Trái tim đa cảm của con không chịu nổi điều ấy, ba ơi! Con sợ mình sẽ võ' tung ra mất!
Ba ơi, hãy yên lòng, con sẽ chẳng bao giờ làm phiền đến ba đâu! Con chỉ mong bộc bạch nỗi lòng cùng ba, dù con biết ba không thể nào đọc được, nhưng đế’ làm gì thì con chẳng biết. Chắc để lòng mình vơi đi...
Pháp luật có thể xé tan sự ràng buộc nhưng còn ràng buộc nào cho đạo lí, cho tình người? Mỗi lần quả quyết xóa hình ảnh của ba, là mỗi lần con đặt dấu chấm vào trái tim mình. Trải lòng lên trang giấy, con sững người nhìn những dấu chấm nốì đuôi nhau thành hàng dài... lửng lơ... buông chùng...
Làm người sao khó quá ba ơi!
Thôi thì, hãy cho con một lần được gọi, dù chỉ một lần thôi, hai tiếng thân thương và rất đỗi lạ thường: Ba ơi!.
(Kim Nguyệt - Nliững bức thư không gửi)
ÔNG TÔI
Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ông đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng...
Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn, và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời. Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên.
Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ tập nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:
“Mồ côi cha ăn cơm với cá Mồ côi má lót lá mà nằm”
Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc nhất của thành phô' Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu không có những trận đòn ác nghiệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất... Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không những không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là có lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trưởng của trường Đại học Sư phạm Huế và những học trò ông nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng này, thứ trưởng kia. ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhớ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc ấy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vĩ đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng một cuốn sách do chính ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay mình vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết đây là ai không? ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trô' mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, nhưng niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cả cuộc đời.
Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo, ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế dựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ớ nơi ông cháu luôn tìm thấy chôn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôí khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.
Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.
Ông ơi! Ớ trên ấy ông có nghe được lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!
(Anh Tliông)
CẢM NGHĨ VỀ MỘT NGƯỜI THAY
Tuy đã học lớp 6 nhưng trong tôi còn in đậm hồi ức tốt đẹp về một người thầy thời tiểu học. Hồi đó, ở lớp tôi chỉ có môn Tin học là do thầy giáo đảm nhiệm. Thầy tên là Toàn và là người rất nghiêm khắc. Chúng tôi đều nghĩ, thầy là một người rất khó gần. Cho tới một hôm...
Một học sinh mới chuyển vào lớp tôi. Cậu ta tên là Tùng. Mới nhìn cậu, ai cũng thấy khó chịu với chiếc áo sờn cũ, đã dần chuyển sang màu cháo lòng, nhất là khi ở một trường có nền nếp như trường của tôi. Cậu ta trầm tính. Trong các tiết học, khi bạn bè đang bày ra đủ trò tinh quái, cậu chỉ cắm cúi ngồi chép bài. Vì vậy, chúng tôi càng ghét cậu ta hơn. Có vẻ thầy Toàn chú ý đến cậu thì phải.
Một lần, cậu ta ngủ gục ngay trong tiết thực hành máy tính. Lũ chúng tôi tranh nhau thưa với thầy. Thầy Toàn chẳng những không gắt mà bắt lũ chúng tôi phải im lặng để bạn chợp mắt một lát vì thầy cho rằng mấy phút đó giúp bạn lấy lại được thăng bằng khi tỉnh dậy và sẽ tiếp thu bài tốt hơn. Đã thế thầy còn bắt tôi ngồi cùng bàn để giúp đỡ Tùng. Tôi càng ghét nó tợn bởi sự thiên vị của thầy.
Vài tháng sau, trời trở rét, thế mà Tùng vẫn đến lớp với một chiếc áo mỏng manh và chiếc quần bạc màu sờn cũ. Hiện tượng đó khác với chúng tôi, đứa nào cũng ấm, cũng đẹp, đây chẳng là lớp chuyên mà. Nhìn Tùng môi thâm ổi vì lạnh, hai hàm răng va vào nhau, nhất là nó ngồi cạnh ô cửa sổ bị vỡ kính, tôi mong nó sớm ốm lăn quay ra để biết sợ cái lạnh, biết nhận ra nó khác với chúng tôi biết bao. Nó nên đi lớp khác thì hơn!
Quả là cầu được, ước thấy, những hôm sau đó, Tùng vắng bóng ở lớp. Các bạn có hình dung nổi cái ác ý của tôi sung sướng, hả hê đến thế nào không? Một mình một bàn, tôi thích chí lắm. “Cái của” đầy khó chịu đó biến mất rồi.
Hôm sau sao thầy Toàn vào lớp muộn. Điều này chẳng thích hợp với tính cách của thầy tí nào. Thầy vôn chính xác như một chiếc đồng hồ báo thức loại xịn. Cứ trống đánh ngay tiếng đầu tiên là đã xuất hiện bóng thầy nghiêm chỉnh đứng bên cửa lớp. Đôi khi muốn nói nốt, cười nót, đùa nghịch nốt cũng khó. Vậy mà hôm đó, ngóng mãi mới thấy thầy vào lớp. Cả lớp nín lặng khi thầy Toàn xuất hiện trên bục giảng. Khuôn mặt thầy đanh lại, nước da tái hơn, đôi mắt nặng trĩu lo âu. Thầy báo cho chúng tôi biết Tùng bị viêm gan B, phải đi nằm viện và cũng nói rõ đây là bệnh dễ lây nên cả lớp chưa nên tới thăm. Chỉ có thầy qua lại với bạn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh lây lan. Thầy phân công người chép hộ bài học cho bạn và khuyên chúng tôi nên qua lại thăm nom, giúp đỡ mẹ Tùng.
Ngay trưa hôm đó, với tư cách là bạn cùng bàn, tôi cùng mấy bạn cán bộ lớp tìm tới nhà Tùng. Ngôi nhà nằm sâu hút trong cái ngõ của những người lao động. Chúng tôi ngỡ ngàng khi bước chân vào nhà Tùng. Căn nhà bán mái chỉ hơn chục mét, đồ đạc không có gì đáng giá, nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Bên cạnh cửa sổ là chiếc bàn học xinh xắn đóng bằng gỗ thùng vì còn chữ ghi tên hàng, tên người, không có sơn hoặc véc ni phủ lên. Sách vở không nhiều nhưng ngăn nắp, như nói rõ chủ nhân của nó là người nghiêm túc học hành. Góc nhà có một chiếc giường nhỏ, một tủ nhỏ trên có chiếc ti vi đen trắng, một bộ bàn ghế đã bạc phếch theo thời gian dùng để tiếp khách. Nghe mẹ Tùng với lời nói yếu ớt và lo âu kể về gia cảnh, tôi mới vỡ lẽ ra nhiều điều và tự oán ghét mình quá. Tôi thấy thương Tùng và ân hận vô cùng, học cùng bạn đã gần năm trời mà sao tôi không hiểu nhà Tùng quá nghèo. Sao không hiểu rằng đứa bạn của mình ngày đi học, chiều về đỡ đần việc nhà cho mẹ. Tốì tôi, Tùng còn phục vụ cho hàng phở đầu ngõ để lấy tiền học. Phải chăng đây là nguyên cớ của những giây phút mệt mỏi ngủ gục tại lớp.
Bô" Tùng đã hi sinh ở biên giới phía Nam. Mẹ Tùng là công nhân cơ khí của nhà máy cơ khí Hà Nội, nhưng sức khỏe yếu, nhất là bệnh thấp khớp biến chứng khiến bà đau ốm liên miên phải về nghỉ mất sức. Thời gian đầu mẹ bán xổ số ở góc phô" để có thêm đồng rau cháo. Sau yếu dần, mẹ không làm thêm nữa, hai mẹ con phải sống dựa vào đồng lương ít ỏi của mẹ và tiền trọ' cấp liệt sĩ của bôi Mẹ thương Tùng mồ côi sớm, gia cảnh quá khó khăn và lo lắng cho bệnh tình của Tùng. Mẹ khen Tùng rất có chí trong học tập. Mẹ kể, thầy Toàn và các thầy, cô trong trường giúp đõ' mẹ con Tùng rất nhiều.
Thương bạn bao nhiêu tôi càng tự thấy thói ích kỉ, hẹp hòi của một con bé được cưng chiều như tôi thật đáng ghét bấy nhiêu. Bây giờ nhìn lại, tôi mới thấy mình xấu xa. Tôi mong được sớm gặp Tùng để nói lời xin lỗi, để được giúp đõ' bạn. Hi vọng từ nay các bạn khác cũng sẽ chia sẻ sự thông cảm và thương yêu giúp đõ' Tùng được nhiều hơn.
\ Bầu không khí lớp tôi từ sau đó khác hẳn. Chúng tôi không còn chỉ biết học, biết nhòm ngó, so bì nhau về điểm nữa. Điều quan tâm của lớp là sức khỏe của Tùng. Chúng tôi cùng đập lợn tiết kiệm góp vào để thầy Toàn mua thuốc cho bạn. Cả lớp, chẳng ai bảo ai nghe lời thầy răm rắp, học chăm và giỏi hơn nhiều !
Tôi rất yêu và gắn bó với thầy giáo và bạn bè quá. Ước mong sao, trên con đường đi tới, tôi gặp được nhiều thầy, cô như thầy Toàn yêu quý của chúng tôi.
(Nguyễn Ngọc Thủy, Trường THCS Ngô Sĩ Liền, Hà Nội)