Soạn Văn 7: Quan hệ từ

  • Quan hệ từ trang 1
  • Quan hệ từ trang 2
  • Quan hệ từ trang 3
KIẾN THỨC Cơ BẢN
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánli, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
— Sử dụng quan hệ từ: Khi nói hoặc viết có trường hợp không nhất thiết phải dùng quan hệ từ để hiểu đúng câu văn.
Có những quan hệ từ được dùng thành cặp.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
Quan hệ từ
Câu 1. Xác định quan hệ từ
Câu a) Từ “của” Câu b) Từ “nhừ”
Câu c) Cụm từ “bởi”... “nên” Câu d) Từ “nhưng”
Câu 2. Các quan hệ từ nói trên liền kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mối quan hệ từ.
Dùng để liên kết ngữ với ngữ: Đồ chơi của chúng tôi => quan hệ sở hữu
Dùng để liên kết từ với từ: đẹp như hoa => quan hệ so sánh
Dùng để nốì hai vế trong câu ghép => quan hệ nguyền nhân - kết quả
Dùng để nối hai câu đơn => quan hệ đối lập
Sử dụng quan hệ tù
Câu 1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
Những trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ đánh dấu ,
những trường hợp không cần dùng quan hệ từ đánh dấu S:
Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
Làm việc ở nhà
Quyển sách đặt ở trên bàn
Câu 2. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau. Nếu ... thì	Hễ ... thì
Vì ... nên	Sở dĩ ... là ưì
Tuy ... nhưng
Câu 3. Đặt câu với cặp từ quan hệ từ vừa tìm được.
Nếu tôi chăm chỉ học tập thì tôi sẽ thi đậu.
Vì không có đủ tiền mua sách nên tôi phải dùng bản phôtô.
Tuy tôi không giàu có nhưng tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn. Hễ còn một tên xâm lược thì chúng ta phải đánh đuổi nó đi.
Sở dĩ Nam luôn luôn bị các bạn chê cười là vì Nam quá ham chơi và lười học.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản “Cổng trường mở ra” từ “vào đêm trước... dậy cho kịp giờ”.
Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản “Cổng trường mở ra” theo thứ tự lần lượt sẽ là: của, còn, còn, với, của, và, như, nhưng, nliư, của, như, cho.
Câu 2. Đỉền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tồi và nó ít gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái mặt nó thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)
Câu 3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
Câu đúng đánh dấu "Ợ, câu sai đánh dấu s
Nó rất thân ái bạn bè.
Nó rất thân ái với bạn bè.
Bố mẹ rất lo lắng con.
Bô" mẹ rất lo lắng cho con.
Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
k)	Tôi tặng anh Nam cuốn sách này.
Tôi tặng cho anh Nam cuốn sách này.
Sử dụng đúng quan hệ từ
0
Sử dụng đúng quan hệ từ
s
p~| Sử dụng đúng quan hệ từ ][
p~| Sử dụng đúng quan hệ từ
Cả hai câu này đều đúng, "dùng quan hệ từ cũng được, „ không dùng cũng được
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn đó.
Chủ đề đoạn văn do em tự chọn, đoạn văn có thể viết theo lối biểu cảm hoặc miêu tả, tự sự không nên viết quá dài.
Bữa tôi nhà em
Nhà em có bốn người: ba mẹ, anh em và em. Ban ngày ba mẹ đi làm còn anh em và em đi học. Vì vậy cả nhà chỉ có dịp quây quần bên nhau vào buổi tối. Những giờ phút ấy thật vui, thật hạnh phúc. Chuyện trò nổ như ngô rang. Ba mẹ kể chuyện công việc ở cơ quan. Còn hai anh em kể chuyện học ở trường. Cả chú chó mực và cô mèo mướp cũng vểnh tai nghe lỏm. Em mong ước những giờ phút ấy cứ thật dài, dài mãi.
Câu 5. Phân biệt ỷ nghĩa của hai câu có quan hệ từ từ “nhưng” sau đây.
— Nó gầy nhưng khỏe -> chú ý sự khỏe của nó -> Ý khen
- Nó khỏe nhưng gầy -> chú ý sự gầy của nó -> Ý chê