Soạn Văn 7: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trang 1
  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trang 2
  • Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người trang 3
v NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
QUÊ HƯƠNG ĐẤT Nước, CON NGƯỜI
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Những câu hát về tình yểu què hương, đất nước, con người thường được gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí lịch sử văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi là các hức tranh phong cảnh, là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Nhận xét về hài một, em đồng ỷ với ỷ kiến nào dưới đây1?
Ý kiến b và ý kiến c là đúng.
Khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình" mà chúng ta đã học, thường có lời của một người và chỉ có một phần. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp:
Phần đầu là lời chàng trai hỏi đô' cô gái.
Phần sau là lời người con gái đáp lại lời đô' của chàng trai.
Đây là hình thức khá phổ biến trong ca dao - dân ca. Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động.
Câu 2. Trong bài một, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp?
Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ.
Dùng những đặc điểm về địa danh để hỏi đáp là để thử tài nhau, thử tài về liiến thức địa lí: “Sông nào sáu khúc”, “Núi thắt cổ bồng”... Thử tài về kiến thức lịch sử văn hóa: “ở đâu năm cửa”, “Đền nào thiêng nhất”, “Nơi nào thánh sinh”...
Đó là sự biểu hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: từ Hà Nội đến Hải Dương, từ Lạng Sơn, Bắc Giang xuôi về Thanh Hóa, ở đâu cũng có những vẻ đẹp riêng, thơ mộng hữu tình, giàu truyền thông văn hóa.
Câu 3. Hai dòng đầu của bài bốn có những đặc biệt về từ ngữ?
Những nét đặc biệt ấy có tác dụng gì? Ý nghĩa gì?
Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thưò'ng gặp ở các bài ca dao khác.
Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đảo từ:
Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng -» Điệp từ và đôi
Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông -> Đảo điệp
Ý nghĩa tác dụng:
+ Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng.
+ Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tưoi của cánh đồng đang thì con gái. Cảu 4. Phăn tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối của bài bốn.
Phép so sánh: cô gái như chẽn lúa đòng đòng trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sông và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái.
Sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực.
Câu 5. Bài bốn là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì, em có biết cách hiểu nào khác về bài ca dao này và có đồng ý về cách hiểu ấy không? Vì sao?
Có lẽ đây là lời của người con gái; đi thăm đồng một buổi sáng mai, vừa ngắm nhìn cánh đồng tươi đẹp mông mênh vừa nghĩ tới mình với niềm vui rạo rực của tuổi thanh xuân.
Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng đây là lời của chàng trai, chàng trai đang nói về cánh đồng và cô gái đẹp trẻ trung đầy sức sống.
+ Ý kiến này cũng có cơ sở song chưa thật hợp lí lắm. Bởi vì cụm từ “Thân em như” thường là dùng để người con gái tự nói về mình.
Ví dụ như: - Thân em như tấm lụa đào.
Thân em như miếng cau khô.
Thân em như hạt mưa sa.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca.
— Bôn bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
+ Bài 1: Lục bát biến thể. Bởi vì có những dòng lục phải 6 tiếng: câu thứ ba - lối đáp của cô gái. Có những dòng bát không phải là 8 tiếng mà 9 tiếng: câu thứ hai ở lời của chàng trai và câu thứ hai ở lời đáp của cô gái.
+ Bài 4: Hai dòng đầu: 12 tiếng Dòng 3: 7 tiếng Dòng 4: 8 tiếng
Câu 2. Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca là gì?
Bốn bài ca dao có những giọng điệu, những vẻ đẹp khác nhau, nhung đều mang một nét chung là tình yêu quê hương đất nước tha thiết.
Điều này đã cụ thể trong ghi nhớ, em đừng quên học thuộc.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nếu cao dao - dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao - dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi đi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương... Chùm ca dao - bôn bài - trong văn bản Những câu hát về tinh yêu quê hương, đất nước, con người (sách Ngữ văn 7 tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiều địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.
(Theo Vũ Dương Quỹ - Bình giảng Ngữ văn ổ)
Lúc xa, cho ta nhiều cảm giác thích thú. Đi xa thế, ta được ngắm phong cảnh, đặc biệt là ngắm núi, ngắm sông. Cứ từ Hà Nội vào Nghệ, vào Huế, ta được thấy bao nhiêu là sông núi. Nào sông Mã, núi Nưa, núi Hồng, sông Lam, sông Hương, núi Ngự. Núi thì cây cối xanh tươi, sông thì nước trong dòng biếc! Đất nước ta đẹp như vậy đó! Trông cứ như bức tranh do nhà họa sĩ vẽ ra. Họa sĩ vẽ tranh phải dùng màu sắc xanh đỏ, tím vàng, phải có nét đậm nét nhạt, phải có nét thẳng nét cong. Nhìn đất nước ta cũng thấy như vậy. Do đó mà ta gọi là bức tranh họa đồ. Ông thợ vẽ chính là thiên nhiên trời đất, là cha ông ta đã làm nên lịch sử: gây rừng mở núi, xây đắp ruộng đồng, mới làm cho bức tranh đất nước ngày càng thêm đẹp.