Soạn Văn 7: Những câu hát than thân

  • Những câu hát than thân trang 1
  • Những câu hát than thân trang 2
  • Những câu hát than thân trang 3
  • Những câu hát than thân trang 4
Bài 4
Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm
Đại từ
Luyện tập tạo dựng văn bản
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Những câu hát than thẫn có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong lilio tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi bé nhỏ đáng thương làm hỉnh ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
Ngoài ý nghĩa “than thân” đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò dể diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh cho điều đó và giải thích vì sao.
a. Những câu ca dao có hình ảnh con cò:
Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh.
— Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn
b. Lí giải:
Đây là loài chim thường xuất hiện ỏ' đồng ruộng gắn bó gần gũi với người nông dân và làng quê Việt Nam: “Con cò trên ruộng cánh phân vân”, “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa Phủ bay ra cánh đồng”.
Cò là loài chim nhỏ bé, bình thường, nó gợi lên được thân phận nhỏ bé, lam lũ, lận đận, vất vả, đáng thương của người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ.
Giữa người nông dân và con cò có những đặc điểm và phẩm chất tương đồng như: cần cù, chịu khó lặn lội để kiêm sông suốt ca cuộc đời.
Câu 2. Em hiểu cụm từ: “Thương thay” như thê nào"? Hãy chỉ ra sự lặp lại của cụm từ này trong bài.
Ý nghĩa từ “thương thay”:
“Thương thay” là thương rất nhiều, đến quặn thắt, đây là tình thương của sự đồng cảm chia sẻ giữa những người cùng khổ.
Y nghĩa của sự lặp lại cụm từ “thương thay”:
+ “Thương thay” được lặp lại tới 4 lần trong bài ca dao, nằm ở vị trí mỏ' đầu ở mỗi câu lục, mỗi lần lặp lại là một cảnh ngộ, một thân phận được hiện ra.
+ Sự lặp lại đó làm tăng thêm nỗi cực nhọc của những cuộc đời cay đắng và thể hiện sâu sắc hơn, thâm thìa hơn nỗi niềm thương cảm.
Câu 3. Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2.
Nhận xét chung: Hình ảnh những con vật nhỏ bé, bèo bọt: “con tằm”, “lũ kiến”, “chim hạc”, “con cuốc” dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.
Hình ảnh cụ thể:
+ “Con tằm”: Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ta lấy ra những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sông của tằm cũng chấm dứt ~> Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn rút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng.
+ “Lũ kiến”: - hàm nghĩa chỉ số đông - “li ti” rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn => Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc, vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo.
+ “Chim hạc” cánh chim bay mỏi không có nơi đứng => hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
Câu 4. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ
“thân em”. Những bài ca ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật.
Những câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:
+ Thân em như miếng cau khô
Kể thanh tham mỏng, người thô tham dày.
+ Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
+ Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sưomg.
Đặc điểm, nội dung và nghệ thuật:
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” thường nói về thân phận khổ đau, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
Câu 5. Bài 3 nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sảnh này có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
Nhận xét về hình ảnh so sánh:
+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng - gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau — câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Gió dập, sóng dồi: Hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sông của những con người lương thiện.
Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến có số phận dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Em hãy nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao.
Đặc điểm chung về nội dung:
+ Cả 3 bài đều nói về nỗi khổ đau, bất hạnh của người nông dân, nhất là người phụ nữ => Bài ca Tiếng than về thân phận khổ đau.
+ Đó còn là lời tố cáo và sự phản kháng đối với xã hội bất công tàn bạo.
Đặc điểm nghệ thuật:
+ Sử dụng thể tho' lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.
Câu 2. Học thuộc ghi nhớ, các bài ca dao, nếu được thì cả những bài đọc thêm.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Hình ảnh con cuốc kêu đến gầy rạc đi, đến bật máu ra mà tiếng kêu dường như tan loãng vào khoảng không rộng lớn gợi liên tưởng đến thân phận thấp cổ bé họng của người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ đầy bất công, độc ác ngày xưa. Còn hình ảnh con chim hạc gầy gò cánh mỏi rồi vẫn cứ phải bay mãi không thôi vào vô định như là ẩn dụ cho thân kiếp những người nghèo cam phận khổ sở không biết đến tận bao giờ, họ cứ phải làm lụng liên miên mà tương lai vẫn mịt mù...
Người dân lao động xưa, trong ca dao, đã mượn những con vật tầm thường bé nhỏ, tội nghiệp để tự nói về mình. Những câu ca dao thấm thìa niềm cay đắng như thế có khả năng tác động mạnh mẽ đến lòng thương cảm của những người lắng nghe câu hát than (thì cũng là những người cùng thuyền cùng hội cả thôi), và do đó, cũng có khả năng khơi dậy nơi họ niềm căm phẫn đôi với những bất công của cuộc đời cũ.
Giá trị tố cáo, sức mạnh chiến đấu của bài ca tiềm ẩn ngay trong nội dung tình cảm của nó.
{Theo Lê Trường Phát, Binh giảng Văn học lớp 7, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995)