Soạn Văn 7: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà)

  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả (làm ở nhà) trang 7
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 - VẰN Tự sự VÀ MIÊU TẢ
ĐỀ VĂN THAM KHẢO
Đề 1. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em đã gặp ở trường.
Đề 2. Kể lại nội dung bài thơ “Lượm”, hoặc “Đêm nay Bác không ngủ” theo những ngôi khác nhau.
Đề 3. Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hề. Đề 4. Miêu tả chân dung người bạn của em.
MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO
Đề 1. Kể lại nội dung câu chuyện dược ghi trong bài thơ có tính chất tự sự “Lượm” của Tô Hữu theo ngôi thứ nhất.
Bài làm
Tôi còn nhớ rất rõ, đó là những ngày Huế đổ máu vô cùng căng thẳng, lúc ta bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược năm 1947. Tôi vừa công tác ở Hà Nội về đến đường Hàng Bè gần đồn Mang Cá thì gặp Lượm, chú bé làm liên lạc. Đấy là lần đầu tiên tôi được gặp Lượm, mặc dù nghe tên chú đã lâu.
Cuộc gặp gỡ cho tôi thú vị và ngỡ ngàng. Biết nhiều qua những việc làm và hành động dũng cảm của chú bé mà người ta vẫn đồn đại và thán phục, tôi cứ nghĩ phải là một người trưởng thành và to cao lắm. Ai ngờ đó chỉ là một cậu bé khoảng chừng mười tuổi, thân hình bé nhỏ, thậm chí quá bé nhỏ so với lứa tuổi, bên vai đeo một túi xắc đưa tài liệu chú vẫn gọi đùa là vật bất li thân. Chiếc mũ ca lô đội lệch ở trên đầu làm cho khuôn mặt chú càng trở nên ngộ nghĩnh đáng yêu. Vừa đi vừa huýt sáo, thấy bóng tôi chú reo lên: A! Cháu chào chú, “chào người đằng mình”. Hai chú cháu vừa đi vừa nói chuyện. Tôi hỏi:
Cháu đi liên lạc thế này có vất vả không?
Không đâu chú ạ! Đi làm liên lạc thế này vui lắm, được đi nhiều nơi, được gặp nhiều chú bộ đội cháu thấy thích hơn ỏ' nhà rất nhiều.
Tôi phải vào đồn Mang Cá để bàn bạc kế hoạch cho ngày mai. Chú chào tôi tiếp tục đi xuống Tên Nộm để đưa thư mật. Đến ngã ba Rè chú đứng nghiêm giơ tay lên mũ “xin chào đồng chí” một câu trang nghiêm. Tôi đứng nhìn theo chú bé với những bước chân thoăn thoắt như con chim chích đang nhảy trên đường làng cho đến khi bóng Lượm nhỏ dần rồi mất hút.
Cuộc kháng chiến ngày càng căng thẳng ác liệt, công việc khẩn trương gấp gáp, tôi phải liên tục đi công tác từ khu này qua khu khác. Lượm cũng vậy suốt ngày như con thoi, khi lên cứ, lúc xuống thành, chú cháu tôi ít có dịp gặp nhau, cho đến một hôm tôi nhận được tin dữ: Lượm đã hi sinh. Người đưa tin là người ở cùng đồn Mang Cá với Lượm, anh kể cho tôi nghe về trường hợp hi sinh của chú bé.
Hôm đó cũng như bao hôm khác, Lượm nhận được lệnh chuyển bức thư thượng khẩn ra mặt trận. Thấy bóng Lượm quân giặc nổ súng xối xả chú ngồi xuống lại vụt lên ngay, đạn bay vèo vèo trên mũ, nhưng Lượm không hề sự hãi tiếp tục băng tới, không thấy bóng người chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô, nhấp nhô. Đạn quân thù vẫn bắn theo rát bỏng, Lượm lần lượt vượt qua các phòng tuyến thứ nhất, thứ hai rồi thứ ba., đến mặt trận thứ ba, Lượm vừa rút bức thư thượng khẩn ra để trao cho người chỉ huy, thì một viên đạn của kẻ thù từ phía sau đã bắn trúng người em. Ánh chớp đỏ lòe chú bé ngã xuống, một dòng máu đỏ phun trào. Cả cánh đồng im lặng...
Bao nhiêu niềm tiếc thương, bao nhiêu người đã khóc... Trong tôi hình ảnh, vẻ mặt chú bé có dáng người nhỏ nhắn, khoác chiếc xắc xinh xinh, chiếc ca lô đội lệch, vừa đi vừa nhảy chân sáo thoăn thoắt cứ đọng mãi trong tâm trí không thể phai mờ.
Đề 2: Kể lại nội dung bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” theo ngôi thứ nhất.
Trong cuộc đời không ai lại không có những kỉ niệm, có những kỉ niệm theo thời gian sẽ bị lấp dần trong kí ức. Nhưng cũng có những kỉ niệm không bao giờ quên, nó đã hóa thạch trong trái tim mỗi người. Nói vậy chắc các bạn đã biết dụng ý của tôi?
Xin được tự giới thiệu về mình, tôi là một người lính đã đi qua cả hai cuộc kháng chiến gian khổ song vô cùng oanh liệt của dân tộc, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Và tôi đã may mắn được gặp Bác Hồ, đó là kỉ niệm ấn tượng nhất trong cuộc đời tôi mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe.
Lúc ấy tôi là một chiến sĩ trẻ, mới bước vào quân ngũ được vài tháng đã được vinh dự tham gia chiến dịch lớn Việt Bắc - Thu đông 1947. Tôi còn nhớ như in đó là một buổi chiều mùa đông, đơn vị tôi hành quân đến bản Na thì được tin có một đoàn cán bộ của trung ương sẽ cùng tham gia chiến dịch. Bất ngờ thay trong đoàn cán bộ ấy lại có vị lãnh tụ cao nhất, kính yêu nhất của dân tộc - Bác Hồ Chí Minh. Được gặp Bác đó là điều may mắn lớn, nhưng tôi còn may mắn hơn được ngủ cùng lán với Bác. Gặp Bác ai cũng rất sung sướng, muốn ngồi nói chuyện thật lâu, nhưng Bác không cho phép. Đến chín giờ tối theo yêu cầu của Bác, tất cả mọi người đều phải lên giường đi ngủ. Hành quân vất vả, trời đang mùa đông nên rất lạnh và cả mưa nữa đặt lưng xuống là tôi ngủ say như chết, đánh một giấc dài tôi chợt tỉnh, bởi niềm vui được gặp Bác khiến cho lòng tôi lâng lâng. Tôi giật mình thấy Bác vẫn chưa ngủ đang ngồi im bên bếp lửa, trầm lắng suy tư, mà lúc bây giờ đã mười hai giờ đêm rồi chứ có ít đâu. Lát sau Bác đứng dậy đi đến bên từng giường dém chân lại cho từng người, từng người một thật nhẹ nhàng, như một người mẹ đang chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình. Rồi Bác đến bên tôi cũng ân cần và nhẹ nhàng như thế. Tôi bồi hồi xúc động, tận hưởng niềm hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời. Hình ảnh Bác lồng lộng trong trái tim tôi, cái giản dị song vô cùng vĩ đại của vị Cha già dân tộc đã làm cho tôi hoàn toàn bị bất ngờ trong niềm hạnh phúc. Tôi mơ màng chìm vào trong giấc ngủ.
Lần thứ hai tôi tỉnh giấc, lúc ấy có lẽ khoảng hai giờ sáng. Giật mình tôi thấy Bác vẫn chưa ngủ, ngồi bên bếp lửa lặng im như bất động, dường như có một điều gì đó làm cho Bác bận tâm lo lắng. Ngày mai con đường hành quân đầy gian nan trèo đèo lội suối, vậy mà Bác vẫn cứ chưa ngủ thì lấy sức lực đâu mà đi cơ chứ. Tôi vội vàng đến bên Bác. Tôi nói:
Bác ơi! Muộn quá rồi cháu mời Bác ngủ! Bác đi ngủ thôi ạ!
Bác bảo tôi: Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai mà đi đánh giặc. Không phải bận tâm về Bác.
Không dám trái lời Bác tôi phải đi ngủ nhưng trong bụng vẫn không yên chút nào bởi sợ Bác thức khuya, ảnh hưởng tới sức khỏe. Mà sức khỏe của Bác là tài sản của dân tộc, có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp chung của đất nước.
Đến lần thứ ba tôi lại thức giấc một lần nữa, lúc này đã là ba giờ sáng. Tôi hốt hoảng thấy Bác vẫn còn ngồi thức. Không thể chần chờ, e ngại được nữa tôi đến bên Bác vừa nài nỉ vừa thúc giục:
Bác ơi! Trời sáng rồi Bác không thể không ngủ! Cháu mời Bác đi ngủ ngay thôi ạ!
Chú cứ đi ngủ đi, đừng lo cho Bác.
Dạ thưa Bác! Cháu không thể ngủ được khi Bác ngồi thức mãi thế này? Bác có thể cho cháu biết lí do tại sao không ạ?
Bác nhìn tôi hiền từ đáp:
Bác không ngủ được vì Bác thương đoàn dân công tải đạn và lương thực ra tiền tuyến phải ngủ trong rừng mưa lạnh. Bác cháu ta được ở trong nhà, có chăn đắp, có lửa sưởi mà vẫn còn thấy lạnh. Trong lúc đoàn dân công chiếu không, chăn không lại mưa gió thế này.
Nghe Bác nói tôi lặng người đi vì xúc động trước tình thương sâu sắc, bao la của Bác. Tôi nghẹn ngào thưa với Bác:
- Bác ơi! Vậy Bác cho phép cháu cùng thức với Bác luôn có được không? Bây giờ cháu có đi ngủ cũng không thể nào ngủ được.
Bác cười đồng ý.
Tôi ngồi im lặng ngắm nhìn vẻ đẹp cao cả, vĩ đại của người Cha già kính yêu. Lòng tôi được sưởi ấm không chỉ bởi bếp lửa đang rực cháy mà còn bởi ngọn lửa tỏa ra từ tấm lòng của Bác. Chỉ có một lần được gặp Bác, nhưng tôi hiểu tại sao mọi người lại kính yêu Bác đến thế.
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy thảng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).
Quê tôi ở gần biển. Đó là một vùng nắng chói chang, có gió Lào thổi về và có biển. Trong trí óc của tôi luôn lưu giữ những buổi bình minh về biển, những ngày chạy trên cát rát bỏng đôi chân.
Vào mỗi buổi sớm, biển mơ màng dịu hơi sương, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền cái vị mặn mòi đặc trưng của biển. Nếu không quen sống nơi xứ biển, người ta dễ dàng nhăn mặt vì cái vị nồng nồng khó tả phả vào người. Trên thinh không, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Biển gợi sóng êm ả lấp lánh như được dát vàng. Nơi ấy, một ngày mới bắt đầu thật yên ả và thanh bình. Tôi rất thích được chạy trên cát. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ ốc lăn lóc trên cát. Mỗi cái vỏ chứa đựng trong tôi bao nhiêu kỉ niệm.
Chỉ cần ta hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi rút về để lại trên cát không biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.
Những người dân ở đây bắt đầu công việc một ngày của họ là đánh bắt cá. Chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng như lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lưỡng. Bọn trẻ con ríu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm sương đêm ném lên thuyền. Hoa muông biển mọc rất nhiều trên bãi cát, có khi phủ kín cả một bãi cát rộng mênh mông, nhìn xa cứ như một tấm thảm nhung màu tím. Không biết có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ cát mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như thế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ây là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên. Những con cá béo nung núc những thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tanh tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch kịch thúng mủng của trăm người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã về chiều, trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bấy giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyên đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.
Biển vẫn thế, vẫn đẹp và thật kì diệu. Biển mang đến cho tôi nhiều kỉ niệm để nhớ về quê hương. Cảm ơn mẹ đã sinh ra con ở nơi có tiếng sóng, có cát vàng, có những bông hoa muông biển tuyệt đẹp.
(Theo Hướng dẫn Tập làm văn ổ - Vũ Nho chủ biên)
Đề 4. Miêu tả chân dung một người bạn của em.
Bạn của em rất nhiều, bạn hồi học tiểu học, bạn mới quen từ khi học cấp hai, bạn ở chòm xóm láng giềng, bạn là con các cô chú cùng với cơ quan của bố mẹ. Trong số đó em thân nhất là Dung.
Dung và em quen nhau từ lúc hai đứa mới bước vào lớp 6, trong một cảnh ngộ cũng thật đặc biệt, chồng sách của em rơi tung tóe, một số bạn lấy đó làm vui, riêng Dung cúi xuống giúp em nhặt lên vuốt lại thật phẳng phiu và để lên ngay ngắn. Em và Dung kết bạn với nhau từ đó.
Nét nổi bật nhất ở Dung là cặp mắt tròn thật to, thật sáng, có lẽ bạn học giỏi cũng bởi cặp mắt ấy - mẹ em bảo những người mắt sáng thường rất thông minh. Khuôn mặt bầu bĩnh trông thật dễ mến. Đặc biệt có một cái lúm đồng tiền thật sâu ở bên má phải, và có một cái thôi, má trái không có. Em vẫn thường đùa bạn tại cậu ham cười quá cho nên mới bị ro’i mất một cái rồi đấy. Mỗi khi Dung cười cái lúm đồng tiền ấy càng sâu hơn làm cho khuôn mặt của bạn trở nên thật xinh. Mái tóc của Dung thật ngộ, những sợi tóc nó không thẳng suôn như những bạn khác mà nó cứ xoắn tít cả lên, chính vì vậy mà cả lớp đặt cho bạn biệt hiệu là Dung xoăn, nhưng Dung không bực mình chỉ cười, mặc dù không thích mái tóc xoăn của mình tí nào, bởi nó làm cho bạn vướng víu khi gội đầu, và còn bởi mặc cảm từ câu nói: Tóc xoan thường khờ. Thế nhưng em chẳng thấy bạn khờ một tí nào. Đi học có bô' mẹ đưa đón tận nơi, lại có riêng hẳn cả một máy vi tính ở nhà, sướng bằng tiên rồi còn gì. Mỗi lần đến nhà Dung chơi hai đứa em lại ngồi chơi và học Anh văn trên máy cả tiếng đồng hồ.
ơ lớp lúc xếp hàng bao giờ Dung cũng được đứng vị trí từ đầu tiên bởi vì chiều cao khiêm tốn của bạn. Điều này thì làm cho Dung bực bội lắm. Bạn rất ghét cảm giác lúc nào cũng bị nhìn vào gáy của mọi người và đã tìm mọi biện pháp để cải thiện chiều cao khiêm tốn của mình nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Em phải tìm cách an ủi để cho Dung bớt chạnh lòng.
Bình thường trông bạn có vẻ chậm chạp. Hạt mít của lớp (biệt hiệu mà em đặt cho bạn) phải luôn tất tả mới đi kịp bạn bè. Thế nhưng khi lên bảng giải bài tập thì lại rất nhanh ít ai theo kịp. Những phép tính dưới bàn tay Dung cứ hiện ra như nước chảy. Khi gặp bài toán khó, đôi mày của Dung nhíu lại, nhưng lúc ấy thì đố ai mà nói được với bạn câu gì. Các thầy cô giáo thường hay lấy Dung để nêu gương trước lớp về sự tập trung trong giờ học. Cũng thật lạ, tụi em đứa nào được nêu gương cũng cười tít mắt, thế mà Dung khi được nêu gương mặt lại đỏ rựng cả lên.
Thấm thoát, vậy là đã gần hai năm trôi qua, tình bạn giữa em và Dung ngày càng gắn bó. Em mong sao chúng em được tiếp tục học với nhau mãi, để tình bạn chúng em ngày càng đẹp hơn.