Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

  • Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử trang 1
  • Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử trang 2
  • Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử trang 3
  • Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử trang 4
  • Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử trang 5
  • Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử trang 6
^đi sơ Lược VỀ MÔN LỊCH sử
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu được vì sao lại nói Lịch sử là một khoa học quan trọng đối với mỗi con người, mỗi dân tộc. Trên cơ sở đó, ghi nhớ được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
Hiểu được mục đích học tập Lịch sử : để biết cội nguồn của tổ tiên, dân tộc ; biết được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
Biết được cách học, cách tìm hiểu lịch sử một cách khoa học.
Bước đầu hình thành các kĩ năng nhận biết, đối chiếu so sánh, rút ra kết luận.
Kiến thức cơ bản
Lịch sử là gì ?
Con người và mọi vật xung quanh ta như cây cỏ, muông thú, núi, sông... đều sinh ra, biến đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.
Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người đã xảy ra trong quá khứ.
Học lịch sử để làm gì ?
Mỗi con người, mỗi vùng quê, mỗi dân tộc và cả xã hội loài người đều trải qua những biến đổi theo thời gian mà chủ yếu do hoạt động của con người tạo nên.
Học lịch sử mới hiểu cội nguồn của tổ tiên, ông bà, làng xóm, cội nguồn dân tộc mình.
Học lịch sử để biết được tổ tiền, ông bà đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng được đất nước như ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ và phát triển những thành quả đó của dân tộc.
Học lịch sử để biết những gì mà loài người đã làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vãn được giữ lại dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau :
Dạng tư liệu truyền miệng : những câu chuyện, những lời mô tả được truyền miệng từ đời này qua đời khác...
Dạng tư liệu hiện vật : những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
Dạng tư liệu chữ viết : những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết.
Những dạng tư liệu này là nguồn tư liệu, là gốc để giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
Cách học
Mục 1 :
Các em quan sát, nhớ lại bản thân, gia đình, bạn bè và mọi vật xung quanh ta như bản thân em, ông bà, cha mẹ, bạn bè, nhà cửa, làng xóm, phố phường, ■ phương tiện giao thông... mà em thấy hiện nay và suy nghĩ :
+ Có còn nguyên như em thấy hồi còn bé không ?
+ Những hình ảnh em thấy hồi còn bé đã không còn như trước là vì sao ?
Ghi nhớ : Li'c/z sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là một môn khoa học, là vì nó có nhiệm vụ :
+ Phát hiện, nghiên cứu toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
+ Hệ thống lại các sự kiện, xác định nguyên nhân thành, bại của các hiện tượng lịch sử đã được thực tiễn chứng minh.
+ Phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
Mục 2 :
Chúng ta đã biết mõi con người, mỗi quê hương, mỗi đất nước và cả xã hội loài người đều trải qua những biến đổi theo thời gian.
Em hãy suy nghĩ :
+ Tại sao lại phải biết ơn tổ tiên, ông bà ?
+ Thái độ và hành động của chúng ta đối với di sản của tổ tiên, ông bà để lại.
+ Loài người đã làm được những gì trong quá khứ ?
Mục 3 :
Qua nội dung và hình ảnh trong SGK, các em cùng ghi nhớ chứng tích của người xưa để lại tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Đó là nguồn tư liệu, là gốc để giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
Đọc nội dung mục 3 - SGK để tìm hiểu và ghi nhớ nội dung của từng dạng tư liệu.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Chứng tích : vết tích hay hiện vật còn lưu lại có giá trị làm chứng cho một sự việc đã qua.
-Dấu tích : cái còn lại để qua đó có thể biết được về người hoặc sự việc thuộc thời đã qua, thường là thời cổ xưa.
-Tưliệu :
Những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó.
Tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu.
Khoa học :
Hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như cửa hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.
Ngành của từng hệ thống tri thức nói trên.
Quá khứ: thời gian đã qua.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Sự khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người:
Lịch sử một con người : những hoạt động chủ yếu (ở từng lĩnh vực học thuật, chính trị, xã hội...) của một cá nhân.
Lịch sử xã hội loài người: toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Quan sát lớp học ở hình 1 :
Hãy so sánh lớp học xưa với lớp học ở ìrường em ở những điểm sau : bảng đen ; bàn ghế giáo viên, học sinh ; cách ngồi giảng bài của thầy, cách ngồi học của trò...
Có sự thay đổi đó do thời gian thay đổi, do hoạt động của con người, trình độ kinh tế, xã hổi đã thay đổi.
Chúng ta có cần biết những thay đổi đó. Vì biết những thay đổi đó mới biết được cội nguồn tổ tiên, ông bà, quê hương, dân tộc. Từ đó mới biết trân trọng biết ơn tổ tiên, ông bà...
Có sự thay đổi là do trong cả một thời gian dài tổ tiên, ông bà... đã cần cù lao động sáng tạo.
Lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử :
Gia phả, đền thờ, đình làng, hội làng,... có từ bao giờ ?
Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, nghệ nhân... làng mình, quê hương mình là người như thế nào mà nhân dân tôn thờ ?
Các loại tư liệu truyền miệng :
Những câu chuyện kể về sự tích cây đa, bến nước, một ngôi chùa...
Những câu chuyện kể về tấm gương của những người có thành tích nổi trội đối với quê hương, đất nước.
Hình 1 và 2 giúp ta hiểu thêm :
Mọi vật đều thay đổi theo thời gian.
Dấu tích người xưa còn được giữ gìn, lưu lại để những thế hệ sau hiểu được thế hệ trước sống và làm việc như thế nào.
Lịch sử giúp ta :
Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đất nước và dân tộc...
Hiểu được những thành quả ngày nay chúng ta đang thừa hưởng là do công lao của tổ tiên, ông bà, của cả dân tộc trong thời gian dài đã cần cù lao động tạo ra, do đó phải biết ơn các bậc tiền nhân và biết trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.
Chúng ta cần phải học lịch sử :
Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.
Về câu nói của nhà chính trị Rô-ma cổ "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" :
Dạy ta biết mình là ai ? Tổ tiên, ông bà... mình là ai ? Mình thuộc dân tộc nào ?...
Dạy ta biết tổ tiên, ông bà đã làm gì và làm thế nào để có đất nước và cuộc sống hiện nay.
Dạy ta biết được vì sao phải biết ơn tổ tiên, ông bà..., biết giữ gìn cái đang có và biết phải làm gì cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn....
'	ề	’
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Lịch sử là	'
những gì đã diễn ra trong quá khứ.
toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
c. một khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
D. gồm tất cả các ý trên.
Tư liệu hiện vật là
những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
những quyển sách từ xưa được lưu giữ đến ngày nay.
c. những đồ dùng học tập mà cô giáo mang lên lớp giảng bài.
D. những máy móc hiện đại mà loài người sẽ sáng chế ra trong tương lai.
Tư liệu chữ viết là
những dòng chữ khắc trên bia đá.
những bản ghi, sách, vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay.
c. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thuỷ.
D. những truyện cổ tích mà em đã được học.
Câu 2. Từng con người, căn nhà, dãy phố, ngôi đền... ở quê hương em có lịch sử không ? Vì sao ?