Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nước Âu Lạc

  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 1
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 2
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 3
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 4
  • Bài 14: Nước Âu Lạc trang 5
^ài 7* Nước ÂU LẠC
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nhận biết tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ngay từ buổi đầu dựng nước.
Hiểu được công cuộc xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương là sự tiếp nối của Văn Lang và có những điểm mới.
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù.
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Cuộc kháng chiến chống quăn xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước, "vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
Nãm 218 TCN, nhà Tần tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi xuống phía nam, năm 214 TCN quân Tần đã kéo đến vùng Bắc Văn Lang.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt bắt đầu. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết, nhưng nhân dân không chịu hàng mà trốn vào rừng, tiếp tục cuộc kháng chiến.
Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã kiên cường chiến đấu, nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.
Nước Ằu Lạc ra đời
Kháng chiến thắng lợi, năm 207 TCN Thục Phán buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội) và tiến hành tổ chức lại nhà nước : đứng đầu nhà
nước là An Dương Vương, có quyền thế hơn trong việc trị nước ; giúp việc vua có Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước được chia thành các bộ do Lạc tướng đứng đầu. Các làng, chạ vẫn do Bồ chính cai quản.
Đất nước thời Ấu Lạc có gì thay đổi ?
Nông nghiệp : lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến trong cả nước tạo ra lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều. Chăn nuôi, đánh cá đều phát triển.
Thủ công nghiệp : các nghề làm đồ gốm, dệt, trang sức, đóng thuyền đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển làm ra nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng, bằng sắt.
Dân số tăng, sự phân biệt giàu - nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc.
Cách học
Mục 1 :
Đọc 7 dòng đầu của mục 1 trong SGK để tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
+ Trong nước : Vì sao vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Vãn Lang không còn yên bình như trước ? Điều này ảnh hưởng thế nào cho nền an ninh của đất nước nếu chiến tranh xâm lược xảy ra ?
+ Ngoài nước : Từ năm 218 TCN nhà Tần tiến hành các cuộc chiến tranh xuống phía nam nhằm mục đích gì ?
Đọc tiếp phần còn lại của mục 1 để hiểu và ghi nhớ nét. chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần :
+ Địa bàn sinh sống của người Tây Âu ở đâu ? Có quan hệ thế nào với người Lạc Việt ?
+ Thời gian bắt đầu của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt. Nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chiến đấu ra sao ?
+ Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã chiến đấu đẩy quân Tần vào tình trạng như thê' nào ? Kết quả cuộc kháng chiến.
Mục 2 :
Đọc nội dung mục 2 SGK, tìm hiểu và ghi nhớ :
+ Cơ sở để Thục Phán buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình.
+ Thục Phán hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt thành một nước mới có tên là Âu Lạc có ý nghĩa gì ?
+ Thục Phán đã làm gì để xây dựng đất nước ?
Mục 3 :
Sự đổi thay của đất nước đầu thời Âu Lạc thể hiện cụ thể ở những điểm sau :
Nông nghiệp : Quan sát và so sánh hình 31, 33 với hình 39, 40 SGK để thấy công cụ sản xuất được cải tiến hon trước.
Các nghề thủ công, đặc biệt là nghề đúc đồng phát triển làm ra nhiều công cụ, vũ khí.
Xã hội : sự phân biệt giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Võ bị: việc quân sự.
—Trung nguyên : khu vực trung tâm của đất nước, ở đây là Trung Quốc.
Kiệt tuấn : người có tài trí hơn hẳn người thường.
-Bãi binh : thôi không xuất quân đi đánh.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Suy nghĩ về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu - Lạc Việt:
Tổ tiên ta bước đầu tạo dựng được truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
Thán phục và học tập tinh thần chiến đấu bất khuất của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước.
Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc vì : Âu Lạc là tên ghép của hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt, việc An Dương Vương đặt tên như vậy là nhằm khẳng định tinh thần hợp nhất dân tộc.
Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương : dựa vào sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương, trang 37 SGK.
Có sự tiến bộ này vì :
Tiếp nối thành tựu cải tiến công cụ từ thời Văn Lang...
Sau kháng-chiến chống xâm lược, đất nước được độc lập.
Tinh thần cần cù lao,động và sáng tạo không ngừng của nhân. dân.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chống quân xâm lược Tần :
Buổi đầu cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt gặp nhiều khó khăn, quân thù hung bạo, người thủ lĩnh Tây Âu bị giết..., nhưng nhân dân không chịu đầu hàng mà trốn vào rừng, tiếp tục cuộc kháng chiến.
Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã kiên cường chiến đấu, đẩy quân Tần vào thế "đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong", năm 208 TCN thì giành được thắng lợi, nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.
Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc :
Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi.
Vua Hùng thứ 18 không còn khả nãng làm vua như trước.
Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Quân Tần tấn công nước Vãn Lang vào
*A. cuối thế kỉ III TCN.	B. năm 218 TCN.
c. nãm 214 TCN.	D. nãm 210 TCN.
Khi kéo xuống nước ta, địa bàn tấn công đầu tiên của quân Tần là vùng
A. Bắc Vãn Lang.	B. Nam Văn Lang.
c. Đông Văn Lang.	D. Tây Vãn Lang.
Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi vào năm
A. 206TCN.	B. 207TCN.	c. 208 TCN.	D. 209 TCN.
Vùng đất Phong Khê (nay là cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội) là kinh đô của
A. nước Văn Lang.	B. nước Lạc Việt.
c. nước Âu Việt.	D. nước Âu Lạc.
Câu 2. Hãy nối mốc thời gian ở cột bên phải với sự kiện ở cột bên trái cho phù hợp.
Thời gian
Sự kiện
A. Cuối thế kỉ III TCN
A. Vua Tần sai quân đánh vào vùng Bắc Vãn Lang.
B. Nãm 218 TCN
B. Đất nước Vãn Lang không còn yên bình như trước.
c. Năm214TCN
c. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
D. Nãm 207 TCN
D. Thục Phán nhập hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
Câu 3. Nêu nguyên nhân, diễn biến chính và kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt.
Câu 4. Tinh hình xã hội ở vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt sau cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần thắng lợi có gì nổi bật ?