Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)

  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 1
  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 2
  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 3
  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 4
  • Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo) trang 5
?s' NƯỚC ÂU LẠC (Tiếp ThE0)
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Ghi nhớ những điểm chính về kiến trúc thành cổ Loa và bước đầu hiểu được ở vào thời điểm cách đây hơn 2000 nãm, khi mà trình độ kĩ thuật chung còn thấp kém thì công trình thành cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền vãn minh Việt cổ.
Nhận biết và ghi nhớ nét diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà. Biết giải thích nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc.
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù ; bồi dưỡng kĩ nãng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Thành cổ Loa và lực lượng quốc phòng
Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng, có ba vòng khép kín với chu vi khoảng 16 000 m như hình trôn ốc, sau này gọi là Loa thành hay cổ Loa.
Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau. Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các lạc hầu, lạc tướng.
Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh, thuỷ binh và được trang bị vũ khí bằng đồng.
Nhà nước Ầu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
Nãm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà, một viên quan của nhà Tần cai quản các quận giáp phía Bắc Âu Lạc đã thành lập nước Nam Việt, và tiến hành các cuộc chiến tranh với các vùng xung quanh để mở rộng lãnh thổ. Khoảng năm 181 - 180 TCN, tiến hành cuộc xâm lược Âu Lạc.
Quân dân Âu Lạc với tinh thần chiến đấu bất khuất, cùng với vũ khí tốt đã đánh bại các cuộc tấn công của Triệu Đà, giữ vững nền độc lập, Triệu Đà phải xin hoà.
Triệu Đà sau khi dùng mưu kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc, nãm 179 TCN lại tiến hành tấn công xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương chủ quan không đề phòng nên thất bại nhanh chóng. Từ đó, Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu.
Cách Jìọc
Mục 4:
Em hãy quan sát hình 41 SGK, lần lượt suy nghĩ và ghi nhớ :
Khu thành đất lớn được xây dựng ở Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội) từ bao giờ ?
Tại sao trong dân gian thường gọi thành này là cổ Loa hay Loa thành ?
Đây là một khu thành được xây dựng với vật liệu chủ yếu bằng đất cách đây hơn 2000 năm, thời tiết nước ta lại rất khắc nghiệt, lắm nắng, nhiều mưa nhưng nay thành vẫn còn dấu tích, theo em điều đó nói lên cái gì ? Ý nghĩa của dấu tích này là gì ?
Tại sao người ta còn gọi cổ Loa là một quân thành ?
Tiếp tục quan sát kĩ hình 41 tìm hiểu và ghi nhớ nét mô tả chính về thành Cổ Loa.
Đọc nội dung mục 5 SGK, nhớ lại kiến thức bài 14 để tìm hiểu :
Hoàn cảnh dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà đã diễn ra thế nào ?
Em thử cắt nghĩa nguyên nhân quân dân Âu Lạc đã đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Vì sao Triệu Đà đã bị quân dân Âu Lạc đánh bại, nhưng vẫn không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Âu Lạc ?
Triệu Đà vờ xin hoà và dùng mưu kế nhằm mục đích gì ?
Theo em, vì sao cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà lần sau của An Dương Vương nhanh chóng thất bại ? Sự thất bại này để lại cho chúng ta bài học gì ?
IV. Một sô khái niệm, thuật ngữ
-Quân thành : khu thành quân sự, phục vụ chiến đấu.
-Đô hộ : chế độ thống trị của nước xâm lược đối với nước bị xâm lược.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Nhận xét việc xây dựng công trình thành cổ Loa vào thế kỉ III - III TCN ở nước Âu Lạc :
Thời gian xây, nguyên vật liệu dùng để xây thành.
Quy mô : ba vòng thành, chu vi, các hào thông các thành, thông với sông Hoàng...
Bố trí các cửa thành, pháo đài... đây còn là một quân thành
Đánh giá : thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc (kinh tế, quân sự), một biểu tượng đặc sắc của nền văn minh Việt cổ.
Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước (quản lí).
- Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học :
Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc... Đây là bài học lớn về tinh thần đoàn kết, nâng cao cảnh giác trước mọi kẻ thù.
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà :
Dựa vào những sự kiện lịch sử nêu trong bài học và truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ nêu rõ : Quân dân Âu Lạc đã đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà, khiến y phải xin hoà. Sau đó, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất (tướng giỏi là Cao Lỗ và Nồi Hầu bất mãn bỏ về quê) để cùng nhau chống giặc...
c. CÂÙ HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Thành cổ Loa được xây dựng trên vùng đất nay thuộc
huyện Từ Liêm - Hà Nội.
huyện Thanh Trì - Hà Nội. c. huyện Đông Anh - Hà Nội.
D. huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
Loại vũ khí đặc biệt dưới thời An Dương Vương là
A. nỏ và mũi tên đồng.	B. giáo.
c. rìu chiến.	D. dao gãm.
65
Câu 2. Hãy nối mốc thời gian ở cột bên phải với sự kiện ở cột bên trái cho phù hợp.
5. ĐHTLS6-A
Thời gian
Sự kiện
A. Nãm218TCN
1. Triệu Đà cất quân xuống đánh Âu Lạc
B. Năm214TCN
2. Sau khi chia rẽ được nội bộ Âu Lạc, Triệu Đà lại sai quân tấn công Âu Lạc
c. Nãm 207 TCN
3. Quân Tần xâm lược Vãn Lang
D. Năm 179 TCN
4. Vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi
Câu 3. Vì sao lại nói thành cổ Loa thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc, một biểu tượng của nền vãn minh Việt cổ rất đáng tự hào.