Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang

  • Bài 12: Nước Văn Lang trang 1
  • Bài 12: Nước Văn Lang trang 2
  • Bài 12: Nước Văn Lang trang 3
  • Bài 12: Nước Văn Lang trang 4
  • Bài 12: Nước Văn Lang trang 5
Nước VĂN LANG
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nhận biết tình hình kinh tế - xã hội nước ta thời văn hoá Đông Sơn chính là cơ sở của sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Ghi nhớ những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
Nhận biết và ghi nhớ về nhà nước Văn Lang ra đời : thời gian, địa điểm thành lập ; người sáng lập.
Nhận biết và ghi nhớ nét cơ bản về tổ chức nhà nước Văn Lang ở cả hai mặt: đơn vị hành chính và bộ máy quản lí.
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng ; rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá và vẽ sơ đồ lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã dần dần hình thành các bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông đòi hỏi phải có cách quản lí, điều hành khác thời kì thị tộc.
Xã hội bắt đầu phân hoá giàu - nghèo, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau.
Nước Văn Lang thành lập
Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.
49
Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ).
4. ĐHTLS6-A
Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước thành 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ). Vua nắm giữ mọi quyền hành, các bộ đều thần thuộc.
Giúp việc cho nhà vua, ở triều đình trung ương có Lạc hầu (quan văn), Lạc tướng (quan võ). Lạc tướng đứng đầu các bộ ; Bồ chính đứng đầu đứng đầu các chiềng, chạ.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp, quân đội. Khi có chiến tranh vua Hùng và các lạc tướng huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
Cách học
Mục 1 :
Qua nội dung trong SGK, suy nghĩ nhà nước Văn Lang ra đời là do những yêu cầu bức thiết cụ thể nào của thực tế cuộc sống lúc đó.
Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư ngày càng ổn định và mở rộng :
+ Người Văn Lang thường chọn những nơi nào để định cư ? Vì sao ?
+ Việc quản lí thị tộc so với quản lí làng, bản (chiềng, chạ) có giống nhau không ? Vấn đề gì được đặt ra ?
Nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn và ven biển không ngừng mở rộng.
+ Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp phải làm gì ?
+ Làm được công việc đó đòi hỏi công sức của nhiều người hay ít người ?
Qua nội dung truyện Sơn Tinh -Thuỷ Tinh để thấy nhu cầu cấp thiết của nền nông nghiệp vùng sông nước với điều kiện thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt lắm nắng, nhiều mưa thì việc đắp đê chống lạỤụt lội, hán hán, bảo vệ mùa màng là vô cùng quan trọng và là công việc của nhiều người.
Xã hội phân chia thành người giàu, người nghèo ngày càng sâu sắc và nảy sinh những mâu thuẫn. Vì sao ?
+ Sự phân chia phần thu hoạch giữa người quản lí làng, bản...với dân thường thế nào ?
50
+ Điều kiện cho sản xuất ở các vùng đất có thuận lợi, khó khăn như nhau không ? Do đó thu hoạch có bằng nhau không ?
4. ĐHTLS6-B
Mở rộng giao lưu và tự vệ.
+ Vì sao trong quá trình sinh sống các bộ lạc đã xảy ra những cuộc xung đột ?
+ Phạm vi xung đột...
Bốn hoàn cảnh kể trên thể hiện yêu cầu bức thiết lúc đó : cần có một tổ chức có đủ khả năng quản lí, điều hành xã hội. Đó chính là hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang.
Mục 2 :
Xác định vị trí trên bản đồ nơi cư trú của bộ lạc Văn Lang và giải thích vì sao bộ lạc Văn Lang được các tù trưởng bộ lạc khác tôn trọng.
Ghi nhớ những ý chính về việc nước Văn Lang được thành lập.
Tìm đọc Sự tích Ầu Cơ -Lạc Long Quân để nhận biết sự ủng hộ của mọi người và vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao.
Mục 3 :
Quan sát Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước, hãy suy nghĩ :
+ Về mặt hành chính, vua Hùng chia nước thành bao nhiêu bộ ? Đứng đầu
mỗi bộ là ai ? Dưới bộ là tổ chức gì ? Đứng đầu làng, chạ là ai ?
>
+ về mặt tổ chức, chính quyền được tổ chức thế nào ? Nhà nước Văn Lang do ai đứng đầu ? Quyền hạn thế nào ? Giúp việc cho vua là ai ?
+ Nhà nước Vãn Lang có luật pháp, quân đội chưa ? Nếu có chiến tranh thì vua Hùng giải quyết thế nào ?
Nhớ lại truyện Thánh Gióng để hiểu thêm nội dung này.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Nô tì: nô lệ hoặc tôi tớ phục dịch trong nhà hay trong điền trang thái ấp của quý tộc thời phong kiến.
-Thủ lĩnh : người đứng đầu, chỉ huy một tổ chức chính trị - xã hội hay quân sự.
-Tù trưởng : người đứng đầu bộ lạc.
-Lạc hầu : chức quan phụ trách việc dân ở thời Hùng Vương - An Dương Vương.
-Lạc tướng :
Chức quan phụ trách quân sự ở thời Hùng Vương - An Dương Vương.
Chức quan đứng đầu một bộ của nhà nước Văn Lang.
-Thần thuộc : chịu sự cai quản của một người hay một nước khác.
-Giao lưu : Có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng, hai luồng khác nhau.
-Xung đột: 1. Đánh nhau giữà những lực lượng đối địch.
Va chạm, chống chọi nhau do mâu thuẫn gay gắt.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí (hình 31, 32) nói lên :
Các làng bản, bộ lạc có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Đồng là nguyên liệu chủ yếu không chỉ để chế tạo công cụ lao động mà còn để chế tạo các loại vũ khí.
Liên hệ các loại vũ khí với truyện Thánh Gióng :
Thể hiện ý thức tự vệ của dân tộc (sứ giả đi tìm người có tài đi đánh giặc).
Cũng thể hiện vũ khí bằng kim loại (trong truyện Thánh Gióng là sắt - ngựa sắt, roi sắt) là vũ khí lợi hại, chống giặc rất hiệu quả.
Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương :
Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
Mở rộng giao lưu và tự vệ.
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng
thế kỉ VIII TCN.
thế kỉ VII TCN.
c. thế kỉ VI TCN. D. thế kỉ VTCN.
Nhà nước Văn Lang được tổ chức
về mặt chính quyền có hai cấp : trung ương và địa phương.
có lực lượng quân đội hùng mạnh.
c. về mặt hành chính có ba cấp : nước - bộ - làng, chạ (tức công xã).
D. có luật pháp nghiêm minh.
Kinh đô nước Văn Lang đóng ở
A. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). B. Thăng Long (Hà Nội).
c. CỔ Loa (Đông Anh - Hà Nội).	D. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
Câu 2. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 3. Em hãy nhận xét về thời gian, địa điểm thành lập nhà nước Văn Lang.