Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

  • Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán trang 1
  • Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán trang 2
  • Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán trang 3
^àt ĩ8‘ TRUNG VƯƠNC VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHÔNG ỌUÂN XÂM Lược HÁN
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Ghi nhớ và hiểu vì sao những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi khởi nghĩa thắng lợi lại nhằm tạo sức mạnh giữ vững nền độc lập dân tộc vừa mới giành được, đồng thời cũng là công cuộc chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Biết trình bày nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42 - 43) ; ghi nhớ và biết giải thích vì sao nhiều nơi trong cả nước nhàn dân ta đều lập đền thờ Hai Bà Trưng.
Tiếp tục làm quen với kí hiệu bản đồ lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ?
Nhân dân suy tôn bà Trưng Trắc làm vua (Trưng Vương). Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công trong cuộc khởi nghĩa.
Xúc tiệrì xây dựng chính quyền tự chủ : các lạc tướng được giữ nguyên quyền cai quản các huyện ; xá thuế hai năm liền cho dân ; bãi bỏ luật pháp hà khắc và lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) đã diễn ra như thế nào ?
Vua Hán ra lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc chuẩn bị lực lượng sang đàn áp.
Tháng 4 năm 42, Mã Viện chỉ huy một đạo quân lớn bao gồm 2 vạn quân, 2 nghìn xe, thuyền... tấn công Hợp Phố. Quân ta chiến đấu anh dũng rồi rút lui...
Từ Hợp Phố, Mã Viện tiến vào Giao Chỉ theo hai đường thuỷ, bộ và hợp quân ở Lãng Bạc. Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, tại đây quân ta đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt được nhiều quân địch.
Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh, Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút vào Cấm Khê (Ba Vì - Hà Nội). Tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà đã hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.
Cuộc kháng chiến vẫn còn tiếp tục đến tháng 11 năm 43 mới chấm dứt. Năm 44, Mã Viện thu quàn về nước, quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.
Cách học
Mục 1 :
- Tim hiểu những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại được độc lập : nơi đóng đô, đối xử với những người có công, những việc làm để xây dựng chính quyền tự chủ.
Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại được độc lập nhằm mục đích gì và tác dụng của những việc làm đó ?
Mục 2 :
Sử dụng hình 44 SGK, dùng bút màu vẽ những mũi tên thể hiện nét chính về :
+ Cuộc tấn công của Mã Viện : thời gian, lực lượng, nơi tấn công, nơi
hợp quân.
+ Khi quân địch tiến đánh Hợp Phố và khi quân địch hợp quân ở Lãng Bạc, Hai Bà Trưng đã làm gì ?
Tinh thần chiến đấu của quân ta thế nào ? Vì sao quân ta phải lùi dần ? Cuối cùng Hai Bà Trưng phải rút vào cố thủ ở đâu ? và hi sinh thời gian nào ?
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Lao dịch : việc lao động nặng nhọc có tính chất bắt buộc.
-Suy tôn : đưa lên địa vị cao quý.
-Xá thuế: không bắt phải chịu thuế.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
1. Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược vì : là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam...
Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :
Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa, Mê Linh - quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng - cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11-43 thì chấm dứt...
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi:
Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Sau khi đánh đuổi được quân đồ hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng
Vương), đóng đô ở
A. Cổ Loa.	B. Luy Lâu.	c. Mê Linh.	D. Chu Diên.
Chỉ huy quân xâm lược Hán tấn công đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
A. Tô Định.	B. Mã Viện.	c. Đoàn Chí.	D. Hàn Vũ.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã diễn ra trong thời gian
từ năm 40 đến năm 41.	c. từ nãm 42 đến năm 43.
từ năm 41 đến năm 42.	D. từ năm 43 đến nãm 44.
Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê vào thời gian
tháng 3 nãm 41 (ngày mùng 6 tháng Hai âm lịch).
tháng 3 năm 42 (ngày mùng 6 tháng Hai âm lịch), c. tháng 3 năm 43 (ngày mùng 6 tháng Hai âm lịch).
D. tháng 3 năm 44 (ngày mùng 6 tháng Hai âm lịch).
Câu 2. Nêu những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi khởi nghĩa thắng lợi. Ý nghĩa và tác dụng của những việc làm ấy là gì ?
Câu 3. Trình bày nét khái quát về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến.