Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

  • Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang trang 1
  • Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang trang 2
  • Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang trang 3
  • Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang trang 4
  • Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang trang 5
73 ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
- Nhận biết cư dân Văn Lang bước đầu xây dựng được cho mình một cuộc sống vật chất, tinh thầrí riêng, vừa đầy đủ, vừa phong phú tuy còn sơ khai.
Bước đầu biết giải thích cuộc sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang bắt nguồn từ thực tế cuộc sống nông nghiệp trồng lúa nước như thế nào.
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc ; rèn luyện thêm những kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét.
Kiến thức cơ bản
Nông nghiệp và các nghề thủ công
Là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính ; ngoài ra người dân còn trồng rau, khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam. Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi-gia súc rất phát triển.
Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền đều được chuyên môn hoá.
Nghề luyện kim đạt trình độ cao và bắt đầu biết rèn sắt.
Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị. ở nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ. Đi lại bằng thuyền.
Trang phục nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực
Ngãy lễ họ còn dùng đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai...
Đời sổng tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ?
Xã hội chia thành các tầng lớp : những người quyền quý, dân tự do và nô tì.
Tổ chức lễ hội, vui chơi với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, giã gạo...
Thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng... Người chết được chôn trong thạp, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ và đồ trang sức...
Cách học
Mục 1 :
Vì sao nước Văn Lang đã'tạo ra được cuộc sống định cư vững chắc và đời sống kinh tế - văn hoá (vật chất và tinh thần) đồng nhất hơn ?
Suy nghĩ về những điểm sau đây :
Văn Lang là một nước có nghề nông trồng lúa nước.
Nghề thủ công của nước Văn Lang khá phát triển.
Mục 2 :
Từ những hiểu biết ở mục 1, hãy suy nghĩ và ghi nhớ :
Cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang đều bắt nguồn từ đâu ?
Vãn Lang là nước nông nghiệp trồng lúa nước, nên đời sống vật chất có những đặc trưng riêng. Cụ thể :
+ Thức ăn chính là gì ?
+ Nhà ở là nhà sàn làm bằng vật liệu gì ?
+ Quan sát hình 38 SGK để thấy phương tiện đi lại chủ yếu và trang phục của người dân Vãn Lang.
Mục 3 :
Liên hệ về tổ chức nhà nước Vãn Lang ở bài 12, kết hợp với kiến thức trong SGK để thấy xã hội đã chia thành mấy tầng lớp.
Đọc nội dung mục 3 và quan sát hình 37, 38 để hiểu nét mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Thẩm mĩ: cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp.
-Lễhội (bao gồm phần lễ và phần hội):
Lễ : những nghi thức tiến hành nhàm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó.
Hội : cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
-Tín ngưỡng : là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
-Phong tục : thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.
-Tập quán : thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
1. Qua các hình của bài 11, thấy được người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng..., chứng tỏ công cụ bằng đồng đã thay thế công cụ bằng đá.
Qua các hình 36, 37, 38, nhận thấy nghề được phát triển thời bấy giờ là nghề đúc đồng.
Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện :
Sự phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước Văn Lang.
Sự giao lưu giữa nước Văn Lang với các nước láng giềng gần, xa.
Các truyện Trầu Can, Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết người thời Vãn Lang đã có :
Tình nghĩa anh em, xóm làng.
Lòng biết ơn tổ tiên.
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
Ớ : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
Ãn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
Lễ hội: nhiều lễ hội và các trò chơi...
Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Về các trống đồng thời Văn Lang :
Mô tả tín ngưỡng : chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh tượng trung cho thần Mặt Trời...
Những vòng tròn đồng tâm mô tả trang phục, lễ hội, trò chơi... và những đường hoa văn trang trí tinh xảo...
Những yếu tố tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Vãn Lang :
Nhu cầu làm thuỷ lợi...
Nhu cầu bảo vệ sản xuất bảo đảm cuộc sống định cư lâu dài.
Nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIÊM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Hiện vật tiêu biểu cho kĩ thuật và tài năng đúc đồng của người Việt cổ là
A. các loại vũ khí bằng đồng.	B. trống đồng, thạp đồng.
c. lưỡi cày bằng đồng.	D. lưỡi liềm bằng đồng.
Cây trồng chính của cư dân Văn Lang là
A. cây lúa nước.	B. khoai, đậu, cà, bầu, bí.
c. cây ăn quả (chuối, cam).	D. cây dâu.
Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là
A. nhà sàn làm bằng tre, nứa, lá.	B. nhà rông,
c. nhà mái ngói.	D. nhà nổi.
Câu 3. Hãy hoàn thành bảng kê tóm tắt về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang dưới đây :
Cuộc sống vật chất
Ăn .
Mặc
Ở
Đi lại
Cuộc sống tinh thần
Phong tục
Tập quán
Tín ngưỡng
Câu 3. Nội dung cơ bản của phong tục và tín ngưỡng của người dân Văn Lang là gì?