Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 6: Văn hóa cổ đại

  • Bài 6: Văn hóa cổ đại trang 1
  • Bài 6: Văn hóa cổ đại trang 2
  • Bài 6: Văn hóa cổ đại trang 3
  • Bài 6: Văn hóa cổ đại trang 4
  • Bài 6: Văn hóa cổ đại trang 5
VĂN HOÁ CỔ ĐẠI
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nắm được những thành tựu tiêu biểu của văn hoá cổ đại phương Đông, phương Tây trên các lĩnh vực.
Những đóng góp của những thành tựu vãn hoá cổ đại đối với xã hội loài người.
Trân trọng những giá trị văn hoá cổ đại mà con người để lại.
Khâm phục sự sáng tạo, tinh thần lao động của con người thời xưa đã để lại những công trình kiến trúc, những kì quan thế giới đặc sắc.
Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh các sự kiện, vấn đề lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì ?
Do nhu cầu bảo đảm sản xuất nông nghiệp, với kinh nghiệm quan sát sự di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng tích lũy từ nhiều đời, người phương Đông đã có một số kiến thức về thiên vãn học để từ đó người ta đã làm ra lịch và đồng hồ đo thời gian.
Lịch của người phương Đông được tính toán dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất, gọi là âm lịch, sau này hoàn thiện gọi là âm - dương lịch (tính tháng theo chu kì quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất, tính nãm theo chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời).
Chữ viết của người phương Đông là chữ tượng hình được viết trên giấy Pa-pi-rút, mai rùa, thẻ tre hoặc trên phiến đất sét rồi đem nung khô.
Người Ai Cập đã nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16 và rất
• 9 • ^1X11	XT X • T ~	TTX • 9 • ' ' 1	XT X • í' IX '
giỏi vể hình học. Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Người An Độ sáng tạo ra các chữ số ta đang dùng hiện nay.
Người phương Đông đã sáng tạo các công trình kiến trúc tiêu biểu : Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...
Người Hi Lạp và Rô-ma đã có đóng góp gì về văn hoá ?
Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra lịch (dương lịch) tính theo sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
Chữ viết của người Hi Lạp và Rô-ma là hệ chữ cái a, b,c..., ban đầu có 20 chữ, sau là 26 chữ ngày nay chúng ta đang dùng.
- - Trong lĩnh vực khoa học : số học, hình học, thiên vãn, vật lí, sử học, địa lí... người Hi Lạp và Rô-ma đã đạt được trình độ cao, đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này. Các nhà khoa học tài danh của thời cổ đại : trong toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lit ; vật lí học có Ác-si-mét; triết học có Pla-tôn, A-ri-xtôt; sử học có Hê-đô-rốt ; địa lí học có Stơ-ra-bôn.
Vãn học Hi Lạp có Hô-me với tác phẩm I-ỉi-át, ô-đi-xê, Xô-phô-clơ với tác phẩm ơ-đíp làm vua.
Về kiến trúc, điêu khấc có nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là đền Pác-tê-nông ở Hi Lạp, đấu trường Cô-li-dê, tượng thần Vệ nữ... ở Rô-ma.
Cách học
Mục 1:
Suy nghĩ vì sao người phương Đông có một số kiến thức về thiên văn học để từ đó người ta đã làm ra lịch và đồng hồ đo thời gian ?
Ghi nhớ lịch của người phương Đông gọi là âm lịch, sau này hoàn thiện gọi là âm - dương lịch, rất hợp với thời vụ sản xuất nông nghiệp.
Xem mục IV - Một số khái niệm, thuật ngữ và quan sát hình 11 SGK để hiểu thế nào là chữ tượng hình và ghi nhớ chữ viết của người phương Đông là chữ tượng hình.
Đọc nội dung mục 1 SGK, trả lời các câu hỏi dưới đây :
+ Người nước nào nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16 và rất giỏi về hình học ?
+ Người nước nào giỏi về số học ?
+ Người nước nào sáng tạo ra các chữ số ta đang dùng hiện nay ?
+ Kim tự tháp ở đâu ? Thành Ba-bi-lon ở đâu ?
Mục 2 :
Nhớ lại kiến thức đã học : Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra lịch (dương lịch) tính theo sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, sau này được hoàn chỉnh, gọi là Công lịch.
Ghi nhớ : Trên cơ sở học tập chữ viết của người phương Đông, người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a, b,c...	.
Đọc nội dung mục 2, ghi nhớ trong từng lĩnh vực khoa học, người Hi Lạp và Rô-ma đã đạt đến trình độ cao, đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này như thế nào ; ghi nhớ một số nhà khoa học tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Một sô khái niệm, thuật ngữ
-Vân hoá : tổng thể nói chung những giá trị tinh thần, vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
-Chữ tượng hình : dùng hình giản lược của một vật để làm chữ gọi vật đó, hoặc dùng một số đường nét làm chữ để thể hiện một ý nào đó.
ơz'âý Pa-pi-rút: làm từ vỏ cây Pa-pi-rút - một loại cây sậy.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Những thành tựu văn hoá lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại : thiên ■ văn, lịch, chữ viết và chữ số, kiến trúc,...
Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những thành tựu văn hoá : thiên văn, lịch, chữ viết; các thành tựu đặt nền móng cho các ngành khoa học cơ bản sau này, văn học, nghệ thuật,...
Những thành tựu văn hoá nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay : thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KlỂM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Người phương Đông cổ đại biết làm lịch là do dựa theo
sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trăng, c. sự di chuyển của Mặt Trời xung quanh Trái Đất.
D. sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.
Người phương Tây cổ đại biết làm lịch là do dựa theo
sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trăng, c. sự di chuyển của Mặt Trời xung quanh Trái Đất.
D. sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.
Câu 2. Hãy hoàn thành bảng kê một số thành tựu văn hoá cổ đại tiêu biểu dưới đây :
Thành tựu
Tên quốc gia cổ đại đã tạo ra thành tựu
1. Chữ tượng hình
2. Nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi hình học. Tính được số pi bằng 3,16
3....
Lưỡng Hà
4. Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0
5. Kim tự tháp
6....
Lưỡng Hà
7. Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c...
8...
Hi Lạp
9....
Rô-ma