Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 25: Ôn tập chương III

  • Bài 25: Ôn tập chương III trang 1
  • Bài 25: Ôn tập chương III trang 2
  • Bài 25: Ôn tập chương III trang 3
  • Bài 25: Ôn tập chương III trang 4
ÔN TẬP CHƯƠNG III
MỤC TIÊU BÀI HỌC
98
- Củng cố và ghi nhớ được nhân dân ta đã trải qua giai đoạn nguy nan nhất của lịch sử dân tộc suốt hơn một nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc, thể hiện ở mọi phương diện đời sống kinh tế và xã hội.
ĐHTLS6-B
Biết giải thích nguyên nhân bùng nổ, ghi nhớ nét diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
Ghi nhớ và giải thích được những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời Bắc thuộc.
Kiến thức cơ bản
Ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta
Trong suốt hem 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
Chính sách cai trị của bọn đô hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc
Nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa là do nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc nên đã liên tiếp nổi dậy để giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Trong suốt thời kì Bắc thuộc, có hàng trăm cuộc đấu tranh của nhân dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ Vin và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791.
Sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
Kinh tế : Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vãn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
Văn hoá :
+ Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù, nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.
Cách ôn tập
Mục 1 :
Suy nghĩ và nhớ lại tại sao thời kì lịch sử từ năm 179 TCN đến nãm 905 của nước ta được gọi là thời kì Bắc thuộc ?
+ Năm 179 TCN và năm 905 gắn với sự kiện gì ?
+ Có phải từ năm 179 TCN đến năm 905 do các triều đại người Việt Nam cai quản đất nước không ?
Hãy hoàn chỉnh bảng kê dưới đây để thấy rõ trong thời gian Bắc thuộc, đất nước ta bị chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau qua các triều đại phong kiến phưorng Bắc như thê' nào.
Thời gian
Triều đại phong kiến phưong Bác
Đất nước ta bị chia ra, nhập vào... với tên gọi thê nào ?
Từ năm
179 TCN
Nhà Triệu
Chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi sáp nhập vào Nam Việt.
Nhà Hán
Từ năm
222
Nhà Ngô
Nhà Lưorng
Nhà Đường
Mục 2 :
Nhớ lại nội dung các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc để hoàn chỉnh bảng kê dưới đây.
TT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
Ý
nghĩa
1
Nãm 40
Hai Bà Trung
Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được toàn bộ châu Giao.
2
Năm 248
3
542 - 602
4
Đầu thế kỉ
VIII
5
Trong
khoảng
776-791
•
Mục 3 :
Nhớ lại và ghi nhớ :
Những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc :
Kinh tế : công cụ, phương thức tiến hành sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công, giao thương.
Văn hoá : Sự du nhập tiếng Hán. Cách đối phó của nhân dân ta trước việc bọn đô hộ du nhập tiếng Hán và phong tục của người Hán vào nước ta. Kết quả cuộc đấu tranh đó...
101
Xã hội : xem lại Sơ đồ phân hoá xã hội ở trang 55 SGK.