Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội

  • Bài 11: Những chuyển biến về xã hội trang 1
  • Bài 11: Những chuyển biến về xã hội trang 2
  • Bài 11: Những chuyển biến về xã hội trang 3
  • Bài 11: Những chuyển biến về xã hội trang 4
  • Bài 11: Những chuyển biến về xã hội trang 5
^đl 7/' NHŨNG CHUYÊN BIẾN VỀ XÃ HỘI
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nhận biết: do tác động của sự phát triển kinh tế đã dẫn tới sự phân công lao động, từ đó xã hội nguyên thuỷ đã có những biến chuyển quan trọng về các mối quan hệ giữa người với người.
Ghi nhớ được những vùng văn hoá lớn trên đất nước ta.
Nhận biết được vai trò quan trọng của nền văn hoá Đông Sơn trong thời đại dựng nước của tổ tiên ta.
Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Sự phân công lao động đã được hình thành như thê'nào ?
Do tác động của phát minh thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước, công việc lao động sản xuất dần dần trở thành một quy trình bao gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Một người không thể đủ sức và chuyên tâm làm ở tất cả công đoạn, nên đã dẫn tới sự phân công lao động.
Phân công lao động đầu tiên là phân công theo giới tính sau là phân công theo nghề nghiệp.
+ Phụ nữ : ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải.
+ Nam giới : một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá, một phần chuyên hơn thì phụ trách chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức.
Xã hội có gì đổi mới ?
Sản xuất ngày càng phát triển, làm cho cuộc sống định cư ngày càng ổn định. Ớ vùng các con sông lớn ở mạn Bắc cũng như mạn Nam do con người đã định cư lâu dài ở đây nên dẫn dần hình thành các cụm làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
Trong quá trình lao động và trong đời sống hàng ngày, vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn phụ nữ. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
Ớ các di chỉ thời này, người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo, song lại có vài ngôi mộ được chôn theo công cụ, đồ trang sức. Xã hội bắt đầu phân hoá giàu - nghèo.
Bước phát triển mới về xã hội đã được nảy sinh như thế nào ?
Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta nhờ phát triển nông nghiệp ở các vùng đồng bằng ven sông lớn cùng với sự phân công lao động làm cho nền kinh tế, xã hội phát triển nhanh dẫn tới sự hình thành những nền văn hoá phát triển cao : Óc Eo (An Giang) - cơ sở ra đời nước Phù Nam sau này ; Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) - cơ sở ra đời nước Cham-pa và tập trung hơn là văn hoá Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất và vật dụng là đồ đồng gần như thay thế đồ đá. Sử cũ gọi chung những cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người Lạc Việt.
Cách học
Mục 1:	A
Vì sao có sự phân công lao động :
+ Hãy so sánh từ khi có thuật luyện kim ra đời, kĩ thuật chế tác các công cụ, vật dụng bằng đồng so với kĩ thuật chế tác đá khác nhau thế nào ?
+ Tiến hành làm nghề nông trồng lúa nước so với chăn nuôi và trồng, trọt sơ khai khác nhau thế nào ?
Các em có thể suy nghĩ tiếp tại sao trong gia đình em, ông bà, cha mẹ, anh chị em, mỗi người lại làm một công việc để sẽ biết giải thích vì sao có sự phân công lao động.
Ghi nhớ sự phân công lao động đầu tiên là theo giới tính và theo nghề nghiệp.
Mục 2 :
Đọc kĩ nội dung mực 2 SGK để lần lượt tìm hiểu những biểu hiện đổi mới trong xã hội :
— Sự hình thành làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc là do đâu ? Vì sao nơi hình thành các làng, bản (chiềng, chạ) là vùng các con sông lớn ?
Lí do khiến chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ. (Vai trò khác nhau của đàn ông, đàn bà trong việc lao động).
Xã hội bắt đầu phân hoá giàu - nghèo là vì sao ?
Hãy suy nghĩ theo hai ý dưới đây :
+ Sản phẩm thu hoạch có được chia đều cho mọi người không ? Ai là người được chia phần thu hoạch lớn hơn ?
+ Khi lương thực, của cải dư thừa, thì thu nhập của các gia đình có bằng nhau không ? Tại sao ?
Mục 3 :
Nguyên nhân hình thành những nền văn hoá phát triển cao là gì ?
Xác định vị trí của các nền vãn hoá văn hoá phát triển cao : Óc Eo (An Giang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) trên bản đồ để thấy sự phát triển đồng đều trên cả nước
Vì sao trong các nền văn hoá kể trên thì nền văn hoá Đông Sơn phát triển cao hơn và phạm vi rộng hơn ?
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Thủ công : lao động sản xuất bằng tay với công cụ giản đơn, thô sơ.
-Làng, bản (chiềng, chạ) :
Thời nguyên thuỷ : khối dân cư hao gồm một số thị tộc cùng sinh sống trên một vùng đất nhất định.
Thời phong kiến : khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị, có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất.
-Bộ lạc : hình thái tộc người ở thời đại nguyên thuỷ, bao gồm một số thị tộc hay bào tộc thân thuộc có chung một tên gọi, có vùng cư trú riêng.
Chế độ phụ hệ : chế độ gia đình thời đại thị tộc nguyên thuỷ, trong đó quyền thừa kế của cải và tên họ thuộc dòng của người cha.
Văn hoá Đông Sơn : Đông Sơn là vùng đất ven sông Mã thuộc Thanh Hoá, nơi phát hiện hàng loạt đồ đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người nguyên thuỷ sống trên đất nước ta thời đó, do đó được dùng để gọi chung nền vãn hoá đồng thau ở Bắc Việt Nam.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Nhận xét về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung so với việc làm một công cụ đá :
+ Một số công đoạn đúc đồng : lọc quặng - làm khuôn - nấu quặng - đổ vào khuôn (công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khoẻ và công sức của nhiều người).
+ Làm một bình đất nung : tìm đất sét - nhào nặn - nung (công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khoẻ và công sức của nhiều người, tuy có đơn giản và nhẹ hơn so với đúc đồng).
+ Làm một công cụ đá : tìm đá - ghè đẽo hoặc mài (đơn giản, chỉ một người là làm được).
Sự khác nhau về số lượng công cụ, đồ trang sức chôn theo giữa các ngôi mộ chứng tỏ xã hội bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo tuy chưa rõ nét.
Những công cụ góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội : Lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi rìu... bằng đồng.
Các biến chuyển chính về mặt xã hội:
Sự phân công lao động hình thành
Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
Bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo.
Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt:
Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
Xã hội:
+ Sự phân công lao động hình thành
+ Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo.
Những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của nền sản xuất thời văn hoá Đông Sơn :
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên... có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của xã hội loài người, trong đó người đàn ông giữ vai trò quyết định là
A. chế độ phụ hệ.	B. chế độ phụ quyền,
c. chế độ gia trưởng.	D. chế độ độc quyền.
Thời văn hoá Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu
A. đá.	B. đồng.	c. gốm.	D. sắt.
Công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời vãn hoá Đông
Sơn là
A. cuốc đá.	B.	lưỡi cày đá.
c. lưỡi cày đồng.	D.	lưỡi liềm đồng.
Chử nhân của nền văn hoá Đông Sơn là
A. người Trung Quốc.	B.	người Phù Nam.
c. người Cham-pa.	D.	người Lạc Việt.
Câu 2. Những điều kiện dẫn tới sự phân công lao động là gì ? Chỉ rõ những
hình thức phân công lao động chính.
Câu 3. Em biết gì về nền văn hoá Đông Sơn ?