Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

  • Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX trang 1
  • Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX trang 2
  • Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX trang 3
  • Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX trang 4
  • Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX trang 5
23. nhqNc C(JỘC KH(ỉj| NCHĨA LỘN TRONG CÁC THÊ KỈ VII - IX
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
- Nhận biết những thay đổi lớn trong tình hình nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường. Biết cắt nghĩa nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi lớn đó là gì.
Hiểu và ghi nhớ nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Lòng biết ờn tổ tiên đã kiên trì đấu tranh có hiệu quả để bảo vệ được dân tộc, khôi phục chủ quyền đất nước.
Tiếp tục làm quen phương pháp miêu tả và thể hiện trên bản đồ.
. II. Kiến thức cơ bản
Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi ?
Năm 618, Lý Uyên được sự ủng hộ của địa chủ Hoa Bắc đã lật đổ nhà Tùy, kết thúc cục diện cát cứ, lập ra nhà Đường, đóng đô ở Trường An. Từ đó, nước ta bị nhà Đường đô hộ.
Nhà Đường đổi Giao Châu thành "Giao Châu đô hộ phủ", đến nãm 679 đổi thành "An Nam đô hộ phủ" và chia thành 12 châu (vùng đất Âu Lạc cũ có 8 châu, vùng thuộc Trung Quốc có 4 châu). Đứng đầu "An Nam đô hộ phủ" là đô hộ, đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu huyện là Huyện lệnh và đều là người Hán. Dưới huyện là hương và xã do người Việt tự cai quản. Ở miền núi có các châu ki mi do các tù trưởng địa phương cai quản. Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).
Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện ; xây thành, đắp luỹ, tăng thêm quân đồn trú.
Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều loại thuế mới : muối, sắt, đay, gai; tăng cường bắt cống nạp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, sừng tê...
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII)
Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ (Kẻ Mỏm), huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh. Sau mẹ ông đưa con sang sống ở Ngọc Trừng - Nam Đàn - Nghệ An. Ông rất khôi ngô, tuấn tú, thưở nhỏ ông đi ở, chăn trâu, kiếm củi...
Khoảng đầu thế kỉ VUI, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tâh công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
Năm 722, nhà Đường cử quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 - 791)
Phùng Hưng quê làng Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội). Ông nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm, hay giúp đỡ người nghèo, ai cũng mến phục.
Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
Sau đó, nghĩa quân tiến về bao vây Tống Bình, viên đô hộ là Cao Chính Bình phải cố thủ rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm thành, sắp xếp việc cai trị.
Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp. Năm 791, nhà Đường cử quân sang đàn áp. Phùng An ra hàng.
Cách học
Mục 1:
Sự thay đổi trong chính sách cai trị của nhà Đường đối với nước ta :
+ Chia lại các khu vực hành chính, đặt tên mới và sắp đặt lại quan lại:
Nhà Đường cai trị nước ta từ bao giờ ? Giao Châu bị nhà Đường đổi thành "An Nam đô hộ phủ" từ năm nào ? Phủ đô hộ đặt ở đâu ?
+ Chức vụ đứng đầu "An Nam đô hộ phủ", châu, huyện gọi là gì ? Ai là người giữ các chức vụ ấy ?
+ Hương, xã và các châu ki mi do ai cai quản ?
Suy nghĩ : Nhà Đường lập "An Nam đô hộ phủ" và bố trí người Hán nắm quyền cai trị nhằm mục đích gì ?
+ Nhà Đường đã làm gì để dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta ?
Điểm mới trong nội dung chính sách bóc lột của nhà Đường đối với nhân dân ta.
Mục 2 :
Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa :	,
+ Nguyên nhân khởi nghĩa.
+ Sử dụng lược đồ ở trang 64, dùng bút màu (tô địa điểm hoặc vẽ những mũi tên) diễn tả nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa : thời gian, cãn cứ, nơi nghĩa quân đánh, kết quả...
Ghi nhớ : Hiện nay ở trên núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn vẫn còn đền thờ Mai Hắc Đế.
Mục 3 :
Tìm hiểu nét chính của cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân, thời gian, địa điểm, kết quả.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Cục diện : tình hình chung của cuộc đấu tranh, cuộc tranh chấp, biểu hiện ra trong một thời gian nhất định.
-Cát cứ : chia lãnh thổ để lập chính quyền riêng, không phục tùng chính quyền trung ương.
-Đồn trú : đóng quân cố định một chỗ.
-Khôi ngô : sáng sủa, thông minh.
Quan lang : người thuộc tầng lớp quý tộc ở vùng dân tộc Mường trước Cách mạng tháng Tám 1945.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Nhận xét về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường :
Nhà Đường siết chặt ách thống trị rất tàn bạo :
Chia lại đơn vị hành chính, đặt tên mới.
Cai trị trực tiếp đến cấp huyện.
Làm đường giao thông, xây thành, tăng quân, để nhanh chóng đàn áp những
cuộc nổi dậy của nhân dân.
.*
Chính sách bóc lột của nhà Đường so với thời trước gay gắt và tàn bạo hơn, thể hiện ở:
Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt thêm nhiều thứ thuế khác...
Bắt nhân dân hàng năm phải đi phu và cống nạp những sản vật quý hiếm...
Thuế đã nặng, bọn đô hộ còn tự ý thu thêm cho vào túi của mình.
Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa do ách thống trị tàn bạo của nhà Đường làm cho nhân dân rất căm phẫn, sẩn sàng nổi dậy chống lại...
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng :
Tham khảo gợi ý trả lời ở câu hỏi 3 trên đây.
Nước ta thời thuộc Đường có những thay đổi:
Đất nước bị chia lại đơn vị hành chính với những tên gọi mới.
Có đường giao thông từ Trung Quốc tới Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận.
Quân lính của bọn đô hộ ngày càng nhiều.
Nhân dân rên xiết dưới ách đô hộ của nhà Đường.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Nước ta bị nhà Đường thống trị từ năm
A. 618.	B.619.	c. 620.	D. 621.
Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành
A. An Tây đô hộ phủ.	B. An Nam đô hộ phủ.
c. An Đông đô hộ phủ.	D. Giao Châu đô hộ phủ.
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bùng nổ đầu thế kỉ VIII ở Nghệ An là
A. Mai Thúc Loan.	B. Lý Bí.
c. Phùng Hưng.	D. Triệu Quang Phục.
Hai cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng đều giành được kết quả là
đánh đổ chính quyền đô hộ ở một số địa phương, buộc chúng phải co cụm về thành Tống Bình cố thủ.
làm chủ được Tống Bình, đánh đuổi quân xâm lược về nước, c. buộc nhà Đường phải công nhận nước ta độc lập.
D. mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.
Câu 2. Hãy hoàn thành bảng kê những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Thời gian
Sự kiện
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ	,
Năm 722
Phùng Hưng và em là Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm
Năm 791