Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 1
  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 2
  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 3
  • Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X trang 4
 THE Kj II ĐÊ IM thê' Kỉ X
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Ghi nhớ được nét chính về nhà nước Cham-pa độc lập : địa bàn hình thành - quá trình xây dựng và mở rộng.
Hiểu và ghi nhớ được trình độ kinh tế và đặc điểm vãn hoá của người Chăm.
Giải thích được vì sao giữa người Chăm và người Việt ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân... có sự đoàn kết, gắn bó lâu dài trong lịch sử.
Nhận thức sâu sắc người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tiếp tục làm quen với kĩ nãng đọc bản đồ lịch sử, xem tranh ảnh lịch sử
Bước đầu làm quen với phương pháp làm bài tập lịch sử đơn giản.
Kiến thức cơ bản
Nước Cham-pa độc lập ra đời
Sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, nhà Hán tiến xuống phía Nam chiếm đất của người Chăm cổ rồi sáp nhập vào quận Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập, Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ap.
Các vua Lâm Ấp dùng lực lượng quân sự tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang rồi đổi tên nước thành Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).
Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, trồng lúa một năm hai vụ và còn biết làm ruộng bậc thang, làm guồng nước. Ngoài ra, họ còn trồng các loại cây ăn quả và các loại cây khác.
Người Chăm biết khai thác lâm thổ sản và làm đồ gốm, đánh bắt cá. Họ thường trao đổi sản vật với nhân dân các quận ở Giao Châu và Trung Quốc. Một sộ' lái buôn người Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.
Người Chăm có chữ viết riêng, theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. Họ ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau, người chết được hoả táng. Người Chăm đã sáng tạo được một nền nghệ thuật thể hiện ở các công trình tháp, đền, tượng... đậm đà bản sắc Chăm.
Những cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm được nhân dân các quận của Giao Châu ủng hộ và nhân dân Tượng Lâm cũng ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Cách học
Mục 1 :
Đọc nội dung mục 1, ghi nhớ đây là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.
Nhân dân Tượng Lâm giành quyền độc lập thế nào ? (hoàn cảnh, thời gian, người lãnh đạo, kết quả)
- Quá trình mở rộng nước Cham-pa.
Dựa vào nội dung SGK và lược đồ ở trang 67, dùng bút màu biểu hiện vùng lãnh thổ của Cham-pa trước và sau khi mở rộng.
Mục 2 :
Tim hiểu tình hình kinh tế của Cham-pa : nông nghiệp, nghề thủ công, thương nghiệp.
Nhận xét trình độ kinh tế của Cham-pa với các quận khác của Giao Châu (công cụ, sức kéo, canh tác...).
Tim hiểu tình hình văn hoá : chữ viết, tôn giáo, phong tục, tập quán...
Tim hiểu vì sao có sự đoàn kết, gắn bó giữa người Chăm và cư dân ở các quận thuộc Giao Châu.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Guồng nước : dụng cụ quay bằng sức nước hay sức người đạp, dùng để đưa nước liên tục từ thấp lên cao.
-Lâm thổ sản : sản phẩm thu được từ rừng
-Ruộng bậc thang : ruộng ở sườn đồi núi đã được san phẳng thành nhiều tầng.
-Quận : đơn vị tổ chức hành chính thời Bắc thuộc bao gồm các huyện, xã...
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BẢI TẬP TRONG SGK
Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh : Nhà Hán tỏ ra bất lực trước những cuộc nổi dậy của nhân dân Giao Châu, nhất là những quận ở xa như Tượng Lâm...
Nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa :
Nhân dân Cham-pa đã tận dụng được thời cơ để giành quyền độc lập.
Cham-pa mở rộng lãnh thổ bằng những cuộc chiến tranh xâm lược là điều không thể chấp nhận.
Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉX:
Trình độ tương đương với các vùng xung quanh : công cụ bằng sắt, sử dụng trâu bò kéo cày, trồng lúa một năm hai vụ, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và khai thác lâm thổ sản... đều phát triển.
Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng...
Qua hình 53, nhận xét về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm :
Hình dáng độc đáo, nghệ thuật tinh xảo...
Đâm đà bản sắc, thể hiện tính cách, tâm hồn người Chãm.
Về nước Cham-pa :
Sự thành lập : thời gian - hoàn cảnh - kết quả.
Sự phát triển : từ phạm vi lãnh thổ nhỏ đến phạm vi lãnh thổ lớn hơn : phía Bấc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển) phía Nam đến Phan Rang. Đổi tên nước là Cham-pa.
Những thành tựu về vãn hoá và kinh tế của Cham-pa :
Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
97
Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...
ĐHTLS6-A
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập vào năm
A. 191-192.	B. 192- 193. c. 193 - 194. D. 194- 195.
Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham-pa dựa vào
nông nghiệp trồng lúa nước.
trồng lúa mạch, lúa mì.
c. trồng các loại cây công nghiệp, khai thác lâm thổ sản, đánh cá.
D. buôn bán với các nước trong vùng.
Câu 2. Hãy xác định phong tục, tập quán ở cột bên phải của dân tộc nào (Chăm hay Việt hoặc của cả Chăm và Việt) và điền vào cột bên trái.
Dân tộc
Phong tục, tập quán
Tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông, xuống biển
Ở nhà sàn
Tục ăn trầu cau
Nhuộm răng đen
Câu 3. Trình bày và phân tích quá trình giành độc lập và mở rộng lãnh thổ của Cham-pa từ thế kỉ n đến thế kỉ X.
Câu 4. Trình bày và phân tích trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa trong khoảng thời gian từ thế kỉ II đến thế kỉ X.