Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 1
  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 2
  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 3
  • Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây trang 4
s' CÁC ọuốc GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nhận biết và ghi nhớ tên, vị trí và thời gian hình thành của các quốc gia cổ đại phương Tây. Giải thích được vì sao ở các quốc gia này điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng nền kinh tế vẫn phát triển.
Nhận biết và ghi nhớ xã hội cổ đại phương Tây bao gồm những giai cấp nào ? Thân phận của mỗi giai cấp thế nào ?
Bước đầu giải thích được thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ. Thấy rõ được sự bất bình đẳng trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Làm quen với việc tự lập bảng so sánh về sự giống và khác nhau giữa hai khu vực,.
Thấy được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế - xã hội của hai khu vực Đông và Tây.
Kiến thức cơ bản
Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
Vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, ở vùng bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a đã hình thành hai quốc gia cổ đại là Hi Lạp và Rô-ma.
ở vùng này điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho việc trồng lúa, nhung cư dân ở đây trồng rất nhiều nho và ôliu,... Nhờ có công cụ bằng sắt nên các nghề thủ công : luyện kim, đồ gốm, nấu rượu nho,... rất phát triển.
Nhờ có nhiều hải cảng tốt, thương nghiệp và ngoại thương, rất phát triển. Họ sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán các sản phẩm thủ công, rượu nho... mua về lúa mì và súc vật.
Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào ?
Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma gồm hai giai cấp cơ bản là : chủ nô và nô lệ.
Thân phận của hai giai cấp này khác hẳn nhau.
+ Chủ nô là những chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu có và có thế lực về chính trị. Họ có rất nhiều nô lệ và coi nô lệ là tài sản, là "công cụ biết nói" của họ.
+ Nô lệ chiếm số đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, họ phải làm việc rất cực nhọc và bị chủ đối xử tàn bạo như thường xuyên bị đánh đập, bị đóng dấu bằng sắt nung đỏ lên trán hoặc cánh tay...
Chế độ chiếm hữu nô lệ
ở Hi Lạp và Rô-ma, nô lệ nhiều gấp hàng chục lần số chủ nô, họ là lực r lượng lao động chính trong mọi lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm các nghề thủ
'■ công và phục dịch cho chủ nô, thuộc quyền sở hữu của chủ nô.
Chủ nô tuy là số ít trong thành phần xã hội, nhưng họ nắm mọi quyền hành chính trị, chỉ huy quân sự hay hoạt động văn hoá. Họ sở hữu rất nhiều nô lệ, sống sung sướng, nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
Cách học
Mục 1 :
Ghi nhớ thời gian ra đời hai quốc gia cổ đại là Hi Lạp và Rô-ma.
Em hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để giải thích tại sao ở vùng này tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng các ngành kinh tế công thương nghiệp lại rất phát triển ?
+ Điều kiện thiên nhiên tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghịệp như ở các quốc gia cổ đại phương Đông, nhưng cư dân ở đây đã làm gì để bù lại ?
+ Các nghề thủ công : luyện kim, đồ gốm, nấu rượu nho... rất phát triển là nhờ vào yếu tố gì ?
+ Thương nghiệp và ngoại thương rất phát triển nhờ có điều kiện thuận lợi gì ?
Từ hiểu biết nội dung kiến thức ở mục 1, hãy giải thích vì sao xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma gồm hai giai cấp : chủ nô và nô lệ. Chú ý tìm hiểu thân phận của hai giai cấp này.
Mục 3 :
Tun hiểu tại sao gọi xã hội cổ đại phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ : giai cấp trong xã hội, số lượng, lực lượng lao động chính.
Một số khái niệm, thuật ngữ
-Nô lệ : người lao động hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, bị tước hết quyển làm người biến thành tài sản của chủ nô.
-Chủ nô : người có quyền sở hữu nô lệ.
-Trang trại: trại lớn sản xuất nông nghiệp.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở các bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a (miền nam châu Âu) vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.
Xã hội chiếm hữu nô lệ :
Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.
Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
Trong đó :
+ Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
+ Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
1. Điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại phương Tây thuận lợi cho hoạt động kinh tế
nôrìg nghiệp.
hàng hải, thương nghiệp, nhất là ngoại thương.
c. thủ công nghiệp.
D. chãn nuôi gia súc trên các đồng cỏ.
Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng sắt là
cư dân có thể trồng các loại cây lưu niên, có giá trị cao.
các nước phương Tây không phải mua lúa mì, lúa mạch, c. đảm bảo phần lớn nhu cầu lương thực cho cư dân.
D. diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã cho kết quả.
Câu 2. Hãy hoàn thành bảng kê về thời gian, địa điểm xuất hiện, tên gọi của
các quốc gia cổ đại phương Tây dưới đây :
Thời gian
Địa điểm xuất hiện
Quốc gia cổ đại
Đầu thiên niên kỉ I TCN
Rô-ma
Bán đảo I-ta-li-a
Câu 3. Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội như thế nào ?