Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

  • Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 trang 1
  • Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 trang 2
  • Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 trang 3
  • Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 trang 4
  • Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 trang 5
27. NG0 ọlJYỆ'N VẬ CH|ÊN thắng bạch ĐẰNG NĂM 978
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu được vì sao quân Nam Hán lại tấn công xâm lược nước ta lần thứ hai.
Nhận biết ý chí quyết tâm cao độ và của Ngô Quyền và nhân dân ta trong việc chuẩn bị chống quân Nam Hán xâm lược.
Ghi nhớ nét chính về trận thuỷ chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng năm 938.
Biết phân tích công lao của nhân dân và Ngô Quyền trong trận chiến Bạch Đằng lịch sử. Ý nghĩa to lớn của chiến thắng Bạch Đằng nãm 938 đối với lịch sử .dân tộc.
Bổi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về ý chí quật cường của dân tộc, biết ơn đối với công lao to lớn của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố nền độc lập của Tổ quốc.
Biết dùng lược đồ để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xăm lược Nam Hán như thế nào ?
Ngô Quyền (898 - 944) là người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm. ông là một tướng giỏi và có nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất nên được Dương Đình Nghệ rất quý trọng cho làm thứ sử Ái Châu (Thanh Hoá) và gả con gái cho.
Năm 937, nghe tin Dương Đình Nghệ bị viên tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn giết để đoạt chức Tiết độ sứ, Ngô Quyền vội kéo quân ra Bắc. Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân gần biên giới, sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Ngô Quyền tiến quân vào Đại La (Tống Bình - Hà Nội), giết Kiều Công Tiễn và khẩn trương chuẩn bị đánh giặc. Dự đoán quân giặc sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng. Ông chỉ huy binh sĩ và nhân dân chuẩn bị trận chiến ở khúc sông này bằng cách bố trí mai phục và đóng hàng ngàn cọc nhọn ở lòng sông.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của Lưu Hoằng Tháo tiến vào bờ biển nước ta. Ngô Quyền cho quân ra khiêu chiến, rồi giả vờ rút chạy vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều dâng. Quân giặc mắc mưu vội đuổi theo, vượt qua trân địa cọc ngầm.
Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy, đúng lúc nước triều rút nhanh, trân địa cọc ngầm nổi lên, nhiều thuyền giặc va phải cọc vỡ tan tành, quân giặc bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối đến quá nửa. Lưu Hoằng Tháo chết trong đám loạn quân.
Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Cách học
Mục 1 :
Nhớ vài nét tiểu sử Ngô Quyền (898 - 944).
Tìm hiểu trong hoàn cảnh nào Ngô Quyền đem quân ra Bắc ?
+ Kiều Công Tiễn là ai ? Tại sao hắn lại giết Dương Đình Nghệ ?
+ Nghe tin Ngô Quyền đem quân ra Bắc thái độ của Kiều Công Tiễn ra sao và tại sao nhà Nam Hán lại tiến hành xâm lược nước ta lần thứ hai ?
Ngô Quyền đem quân ra Bắc chuẩn bị đánh giặc :
+ Vì sao Ngô Quyển chủ trương xây dựng trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng ?
+ Trận địa bãi cọc được xây dựng thể hiện sự chủ động, độc đáo ra sao ?
Mục 2 :
Tìm hiểu diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng :
+ Khi nước triều đang dâng.
+ Khi nước triều rút.
Ghi nhớ đoạn viết của nhà sử học Lê Văn Hưu để hiểu ý nghĩa to lớn của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Châu mục : viên quan đứng đầu bộ máy cai trị một châu thời xưa.
-Trận địa : khu vực địa hình dùng để bố trí lực lượng chiến đấu.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm :
Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn.
Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước.
Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán vì:
Biết mình không thể đủ sức chống lại được Ngô Quyền.
Hi vọng nhờ quân Nam Hán bảo vệ quyền lực mới cướp được của mình.
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Diễn biến của trân quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm...
Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữạ.
Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền :
Biết huy động sức mạnh toàn dân, mưu cao, mẹo giỏi...
Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai dưới sự chỉ huy của
A. vua Nam Hán.	B. Lưu Hoằng Tháo,
c. Lý Tiến.	D. Lưu Ẩn.
Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai (938) là
A. Khúc Thừa Dụ.	. B. Khúc Hạo.
c. Dương Đình Nghệ.	D. Ngô Quyền.
Quân ta đã chọn điểm quyết chiến với kẻ thù tại
A. thành Tống Bình (Hà Nội).	B. cửa sông Bạch Đằng.
c. Tiên Yên (Quảng Ninh).	D. Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội).
Kế sách đánh giặc của quân ta là
tập trung lực lượng, đánh đòn phủ đầu.
chia nhỏ quân giặc để tiến công tiêu diệt.
c. bao vây quân địch, đánh du kích để tiêu hao dần sinh lực của chúng.
D. dựa vào địa thế tự nhiên, bố trí trận địa mai phục đánh trận quyết định.
Câu 2. Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân
Nam Hán xâm lược lần thứ hai ?