Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 28: Ôn tập

  • Bài 28: Ôn tập trang 1
  • Bài 28: Ôn tập trang 2
  • Bài 28: Ôn tập trang 3
  • Bài 28: Ôn tập trang 4
ÔNTẬP
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Ghi nhớ được nội dung chủ yếu của các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
Ghi nhớ được nội dung những thành tựu vãn hoá tiêu biểu của từng thời kì.
Ghi nhớ những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Ghi nhớ tên các anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống bọn đô hộ Trung Quốc giành lại độc lập cho Tổ quốc.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X trải qua ba thời kì lớn :
+ Thời nguyên thuỷ :
’ Giai đoạn tối cổ (đá cũ) : Dấu tích tìm thấy ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) ; Núi Đọ (Thanh Hoá) ; Xuân Lộc (Đồng Nai)... có niên đại cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm.
Giai đoạn đá mới : Dấu tích tìm thấy ở Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái)... có niên đại cách đây khoảng 3-2 vạn nãm.
Giai đoạn sơ kì kim khí: Dấu tích tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quỳnh Văn (Nghệ An) ; Hạ Long (Quảng Ninh)... có niên đại cách đây từ 12 000 đến 4000 năm.
+ Thời kì Văn Lang -Ầu Lạc (thời dựng nước ):
Khoảng thế kỉ VII TCN, nước Vãn Lang thành lập, kinh đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đứng đầu nhà nước là vua (Hùng Vương), giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ, dưới bộ là các làng, chiềng, chạ. Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược, nãm 207 TCN Thục Phán đã sáp nhập Lạc Việt và Tây Âu hợp thành nhà nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa - Hà Nội). Bộ máy nhà nước như thời Hùng Vương nhưng quyền hành nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
+ Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc :
Các triều đại phong kiến Trung Quốc : Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ và Đường thống trị nước ta từ hăm 179 TCN đến nãm 905, sử cũ gọi thời kì này là thời Bắc thuộc.
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí nãm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những nãm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ nãm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
Một số thành tựu văn hoá đặc sắc của dân tộc trong thời kì này : trống đồng Đông Sơn và thành cổ Loa.
Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
- Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta :
+ Lòng yêu nước.
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của Tổ quốc.
+ Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
Cách ôn tập
Để ghi nhớ được các giai đoạn của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X, cần căn cứ vào phần kiến thức cơ bản và xem lại nội dung các bài trong SGK để hoàn thành bảng kê dưới đây :
THỜI NGUYÊN THUỶ
Giai đoạn
Thời gian
Dấu tích
Địa điểm
Giai đoạn tối cổ (đá cũ)
Giai đoạn đá mới
Giai đoạn sơ kì kim khí
THỜI DỰNG NƯỚC ĐẾN THỂ KỈ X
Thời gian
Sự kiện
Nước Văn Lang ra đời.
Nãm 214 - 208 TCN
Nước Âu Lạc của An Dương Vương được thành lập.
Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm.
Năm 40
Năm 42 - 43
Nước Lâm Ap được thành lập.
Nãm 248
Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
Nước Vạn Xuân được thành lập.
Năm 550
Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
Đầu thế kỉ VIII
Khoảng năm
776-791
Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành quyền tự chủ.
Năm 930-931
Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta.
Ghi nhớ những thành tựu văn hoá đặc sắc của dân tộc trong thời kì này : trống đồng Đông Sơn và thành cổ Loa.
Học thuộc tiểu sử và công lao của những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.