Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta

  • Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta trang 1
  • Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta trang 2
  • Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta trang 3
  • Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta trang 4
^ài 9 ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nhận biết được những biểu hiện về đời sống vật chất thể hiện sự phát triển của người nguyên thuỷ ở thời Sơn Vi so với thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long.
Ghi nhớ được nét chính về tổ chức xã hội đầu tiên, về đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
Giáo dục ý thức lao động và tinh thần cộng đồng ; hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh hiện vật lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Đời sông vật chất
Trải qua hàng vạn nãm lao động, người nguyên thuỷ đã dần dần vượt qua được thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm) để bước sang thời kì mới là nhờ :
Biết thường xuyên cải tiến công cụ lao động : Thời Sơn Vi, người nguyên thuỷ chỉ biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối làm rìu ; đến thời Hoà Bình - Bắc Sơn -
Hạ Long, người ta đã biết mài đá để làm các loại công cụ khác nhau như : rìu, bôn, chày...
Biết sử dụng nhiều loại nguyên liệu làm công cụ : đá, tre, gỗ, xương, sừng và làm đồ gốm.
Biết trồng trọt (rau, đậu, bí, bầu...), chăn nuôi (chó, lợn).
Biết dựa vào các hang động, mái đá hoặc làm các túp lều bằng cỏ, cây 'dể ở.
Tổ chức xã hội
Người nguyên thuỷ đã biết sống thành từng nhóm trong các hang động và thường định cư lâu dài ở những vùng thuận tiện thuộc Hoà Bình - Bắc Sơn.
Cùng với thời gian số người tãng lên, bao gồm già, trẻ, gái, trai. Quan hệ xã hội hình thành. Chế độ thị tộc mẫu hệ ra đời.
Đời sống tình thần
Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức ; biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình.
Đã hình thành một số phong tục, tập quán : thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá.
ill. Cách học
Mục 1 :
Đời sống vật chất lệ thuộc vào trình độ sản xuất. Suy nghĩ vì sao người nguyên thuỷ đã vượt qua được thời kì lệ thuộc vào thiên nhiên.
Đọc kĩ nội dung mục 1 SGK để tìm hiểu công cụ được cải tiến như thế nào ? + Nguyên liệu để chế tác công cụ.
+ Kĩ thuật chế tác .đá.
Quan sát hình 25 SGK và suy nghĩ tại sao kĩ thuật mài tiến bộ hơn ghè đẽo.
Tìm hiểu tác dụng và ý nghĩa của việc trồng trọt, chăn nuôi.
Mục 2 :
Tìm hiểu tại sao người nguyên thuỷ trên đất nước ta lại chọn vùng thuộc Hoà Bình - Bắc Sơn làm nơi định cư lâu dài ?
Mối quan hệ xã hội đã hình thành do có những điều kiện nào ?
Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là gì ? Thế nào gọi là thị tộc ? Thế nào gọi là thị tộc mẫu hệ ?
Mục 3 :
Ghi nhớ khi cuộc sống vật chất đã tạm ổn định thì con người cũng bắt đầu biết quan tâm tới đời sống tinh thần.
Đọc nội dung ở mục 3 - SGK để tìm ra những biểu hiện cụ thể chứng tỏ người nguyên thuỷ trên đất nước ta đã biết quan tâm tới đời sổng tinh thần.
Một sô khái niệm, thuật ngữ
Vật chất: những gì thuộc về nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, nói chung là nhu cầu về thể xác con người.
-Tinh thần : tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm... những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người
-Di chỉ : nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa.
-Bôn : rìu đá được mài vát một bên, có chuôi tra cán.
-Huyết thống : có cùng dòng máu, họ hàng.
-Thị tộc : những người có cùng quan hệ lâu dài với nhau, cùng huyết thống đã họp nhau lại thành một nhóm riêng, cùng sống trong một hang động, mái đá, hoặc trong một vùng nhất định nào đó.
-Thị tộc mẫu hệ : vị trí quan trọng của người phụ nữ trong sản xuất và mối quan hệ giữa người với người nên người phụ nữ lớn tuổi được xem là chủ, đứng đầu thị tộc.	'
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
So sánh việc làm gốm với việc làm công cụ đá :
Làm gốm : phức tạp vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.
Làm công cụ đá : đơn giản hơn, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.
Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi:
Con người chủ động tạo ra lượng lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua được thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, sãn bắt) để bước sang thời kì mới - chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống.
Là điều kiện cơ bản để định cư lâu dài.
Sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ có ý nghĩa :
Chứng tỏ trình độ chê' tác đá của người nguyên thuỷ đã đạt đến độ tinh xảo.
Con người đã biết chế tạo và sử dụng đồ trang sức để làm đẹp cho bản thân, chất lượng cuộc sống đã được nâng cao hơn.
Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long :
Đời sống vật chất:
+ Biết thường xuyên cải tiến công cụ lao động và sử dụng nhiều loại nguyên liệu làm công cụ và làm đổ gốm.
+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.
+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều bằng cỏ, cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.
Về xã hội :
+ Tổ chức "bầy người nguyên thuỷ" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.
+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.
Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ :
+ Biết sử dụng đồ trang sức.
+ Hình thành một số phong tục, tập quán.
Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội bất đầu phân hoá giàu nghèo...
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Những điểm mới trong chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long so với thời Sơn Vi là
biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối làm rìu.
biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ.
c. biết sử dụng các loại nguyên liệu như sừng, gỗ, tre,... làm công cụ.
D. biết làm đổ gốm.
Thời nguyên thuỷ, người phụ nữ có vai trò quan trọng vì
phụ nữ đông hơn nam giới.
nam giới thường phải đi săn, không có mặt thường xuyên ở nơi cư trú. c. phụ nữ có vai trò quan trọng trong sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt...).
D. phụ nữ có vai trò quan trọng trong nuôi dạy con cái và các mối quan hệ xã hội.
Câu 2. Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn đã phát triển hơn so với thời Sơn Vi thể hiện ở những điểm nào ? Giải thích vì sao lại có sự phát triển đó ?
Câu 3. Chế độ thị tộc là gì ? Vì sao thời nguyên thuỷ, người phụ nữ có vai trò quan trọng nhất ? Điểm nổi bật của chế độ thị tộc mẫu hệ là gì ?