Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

  • Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế trang 1
  • Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế trang 2
  • Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế trang 3
  • Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế trang 4
  • Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế trang 5
^a‘ ĩa NHŨNG CHUYÊN BIẾN TRONG ĐỜI SÔNG KINH TÊ
A. HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nhận biết được những nét tiến bộ về kĩ thuật mài đá và tác dụng của nó trong việc chế tác các loại hình công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ.
Nhận biết được trong điều kiện nào con người phát minh ra thuật luyện kim. Biết giải thích tầm quan trọng của phát minh này.
Ghi nhớ được nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu, trong điểu kiện nào ? Ý nghĩa quan trọng của phát minh này.
Bồi dưỡng tinh thần sáng tạo trong lao động ; kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế.
Kiến thức cơ bản
Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ?
Trong quá trình di cư, người nguyên thuỷ trên đất nước ta đã tiếp tục mở rộng vùng cư trú. Nơi định cư thường là các vùng thung lũng, ven sông, ven suối. Họ dựng chòi, cuốc đất trồng trọt, làm chuồng nuôi lợn, gà, chó...
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ở trong các di chỉ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hoá), Lung Leng (Kon Turn) hàng loạt dấu tích có niên đại cách ngày nay 4000 đến 3500 năm :
+ Các loại công cụ như lưỡi đục, bàn mài, mảnh cưa đá, rìu đá có vai được mài rộng ra hai mặt, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ.
+ Những đồ trang sức.
+ Những loại đồ gốm như bình, vò, vại, bát đĩa, cốc chân cao... Những mảnh gốm thường in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in 'những con dấu nổi liền nhau.
A
Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?
Cuộc sống định cư của người nguyên thuỷ ngày càng ổn định. Các làng bản gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau xuất hiện ngày càng nhiều ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như : sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người phải cải tiến hơn nữa công cụ sản xuất.
Trong các di chỉ ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng, chứng tỏ thuật luyện kim đã được phát minh.
Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiệh nào ?
Ở các di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc..., người ta đã tìm thấy hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ, gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Điều đó chứng tỏ những người nguyên thuỷ sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển, với hàng loạt công cụ sản xuất đã được cải tiến, họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Nghề nông trồng lúa nước đã ra đời ở nước ta.
Nghề nông trồng lúa nước, trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và chăn nuôi, đánh cá... ngày càng phát triển, làm cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định hơn.
Vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.
Cách học
Mục 1 :
Đọc nội dung mục 1 và quan sát các hình 28, 29, 30 SGK để nhận biết công cụ được cải tiến thể hiện cụ thể ở những điểm nào.
Suy nghĩ về cuộc sống định cư lâu dài dần dần được hình thành nhờ những điều kiện nào.
Mục 2 :
Đọc nội dung mục 2 trong SGK để tìm hiểu :
Những điều kiện dẫn tới phát minh ra thuật luyện kim.
Cư dân ở đâu đã phát minh ra thuật luyện kim ?
Mục 3 :
Tìm hiểu điều kiện ra đời nghề nông trồng lúa nước.
Tim những biểu hiện cụ thể chứng tỏ ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc là noi nghề nông trồng lúa nước đã ra đời.
Suy nghĩ về ý nghĩa của phát minh nghề trồng lúa nước.
Một sô' khái niệm, thuật ngữ
-Hoa văn : hình vẽ hay in trên đồ vật' công cụ.
-Định cư: sinh sống làu dài ở một nơi nhất định.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Nhận xét về trình độ sản xuất công cụ của con người thời đó :
Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
-> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn minh.
Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn vì :
Việc phát minh ra thuật luyện kim và phát minh nghề nông trồng lúa nước đã tạo điều kiện :
Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
Những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim :
Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
+ Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
+ Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
+ Đa dạng nguyên liệu làm cổng cụ : đá, gỗ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim : Dựa theo gợi ý trả lời câu 2 ở trên.
Tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước : Xem gợi ý trả lời
câu hỏi 3.	'
Sự đổi thay trong đời sống kinh tế của con người thời kì này so với thời Hoà Bình - Bắc Sơn :
Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở :
Công cụ sản xuất được cải tiến.
Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.
c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Người nguyên thuỷ phát minh ra thuật luyện kim thông qua
quá trình đi tìm đá để chế tác công cụ.
quá trình chế tác đá làm công cụ. c. quá trình nung gốm.
D. quá trình khai phá đất đai.
Bằng chứng chứng tỏ người Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã biết đến thuật luyện kim là
người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dày đồng...
người ta đã phát hiện được nhiều lò gốm.
c. người ta đã phát hiện được lưỡi cày bằng đồng.
D. người ta đã phát hiện được nhiều mũi tên bằng đồng.
Cáu 2. Hãy hoàn thành bảng kê về những công cụ sản xuất đã được cải tiến dưới đây :
Tên công cụ
Niên đại
Địa điểm tìm thấy
Những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng
Những loại trang sức...
Cách đây khoảng 4000 - 3500 năm.
Câu 3. Tại sao nghề làm đồ gốm tạo điều kiện cho việc phát minh thuật luyện kim ?