Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 1
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 2
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 3
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 4
  • Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 5
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á _
CUỐI THÊ KỈ XIX - ĐẨU THẾ KỈ XX
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Biết được những nét chính về quá trình' xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á.
Hiểu rõ nguyên nhân cũng như diễn biến chính phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào...
Nắm được đặc điểm cũng như vai trò của từng giai cấp, tầng lớp xã hội trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Có nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Biết sử dụng bản đồ Đông Nam Á để trình bày những sự kiện tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Kiến thức cơ bản
Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các. nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện ; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia ; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.
Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra :
+ Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức- tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).
+ Ở Phi-líp-pin, cuộc Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ớ Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Viêt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 nãm (1884 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp,...
Cách học
Mục I: Quan sát lược đồ khu vực Đông Nam Á, suy nghĩ về nguyên nhân các quốc gia Đông Nam Á bị xâm lược.
Mục II : Sử dụng lược đồ khu vực Đông Nam Á và nội dung SGK, tìm hiểu về phong trào đấu tranh chống thực dân ở từng quốc gia Đông Nam Á.
Một sô' khái niệm, thuật ngữ
Phụ thuộc (nước) : về danh nghĩa không phải là thuộc địa của nước thực dân nhưng vẫn bị chúng chi phối về nhiều mặt.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á :
Do các nước thực dân đã chà đạp lên quyền tự do, độc lập của nhân dân các thuộc địa, thi hành những chính sách cai trị hà khắc : vơ vét của cải, đàn áp nhân dân, chia để trị...
Những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX : Dựa vào Mục 2.b - Kiến thức cơ bản để trả lời.
Những phong trào này đều thất bại vì thiếu đường lối đúng đắn, phân tán, kẻ thù lại mạnh...
Tinh hình chung ở các nước Đông Nam Á cuối thê' kỉ XIX - đầu thê' kỉ XX :
Đến cuối thê' kỉ XIX - đầu thê' kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đê' quốc.
Các đê' quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.
Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.
Ill	- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIÊM tra, đánh giá
Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
In-đô-nê-xi-a bị biến, thành thuộc địa của
A. Hà Lan.	•	B. Tây Ban Nha.
c. Anh.	D. Pháp.
Phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thê' kỉ XIX - đầu thê' kỉ XX có điểm nổi bật là
xuất hiện phong trào cải cách duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.
để giành độc lập, khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước.
c. nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời, tổ chức công đoàn của công nhân được thành lập.
D. tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.
Ban đầu, Phi-líp-pin bị biến thành thuộc địa của
A. Bồ Đào Nha.	B. Tây Ban Nha
c. Anh.	D. Mĩ.
Kết quả của cuộc Cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin là
chính quyền thực dân phải nhượng bộ, nới rộng các quyền tự chủ cho người dân bản xứ.
bị chính quyền thực dân đàn áp dã man, cách mạng thất bại,, c. giành được độc lập hoàn toàn cho-đất nước.
D. đưa đến sự thành lập của nước Cộng hoà Phi-líp-pin.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là
đều đặt dưới sự lãnh đạo của những người trong hoàng tộc.
các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.
c. đều kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
D. có sự liên minh, liên kết với các nhóm nghĩa quân ở Việt Nam và địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng sang cả nước ta.
Câu 2. Tại sao Đông Nam Á lại trỏ thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây ?
Câu 3. Nêu nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Câu 4. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thê' kỉ XX.