Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 4
NHẬT BẢN GIỬA HAI cuộc CHIẾN TRANH THÊ GIỚI (1918 -1979)
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nêu được khái quát tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nắm được những nguyên nhân chính dẫn tới quá trình phát xít hoá ở Nhật
Bản và hậu quả của nó đối với lịch sử Nhật Bản cũng như đối với thế giới.
Thấy rõ bản chất phản động, hiếu chiến và tàn bạo của chủ nghĩa phát xít
Nhật. Từ đó có tư tưởng cãm thù và kiên quyết chống lại chủ nghĩa phát xít.
Rèn luyện khả nãng tư duy, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu bản chất của các sự kiện lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Nhật Bản là nước không tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mà lại thu được nhiều nguồn lợi nhờ chiến tranh nên sản lượng công nghiệp tăng 5 lần.
Nhưng ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản, đặc biệt nông nghiệp, gặp nhiều khó khăn, giá gạo tăng cao, đời sống nông dân rất khó khăn dẫn đến cuộc "bạo động lúa gạo" nãm 1918.
Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra đưa đến việc Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập tháng 7 - 1922 và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế nước này.
Nhật Bản trong những năm 1929 -1939
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản kiệt quệ, sản lượng công nghiệp giảm 1/3.
Để giải quyết khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược ra bên ngoài. Nãm 1927, Thủ tướng Ta-na-ca trình lên Nhật hoàng bản kế hoạch xâm lược và tấn công thế giới mà trước hết là Trung Quốc.
Tháng 9 - 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, từ tháng 7 - 1937 cuộc xâm lược đại quy mô Trung quốc bắt đầu, dẫn tới việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới.
Trong những năm 30, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân sự hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ phát xít.
Quần chúng nhân dân bao gồm cả binh sĩ đã đấu tranh mạnh mẽ góp phần làm chậm lại tiến trình phát xít hoá ở Nhật Bản.
Cách học
Mục I : Cần chú ý : khác với Mĩ, nền kinh tế của Nhật Bản chỉ phát triển một vài nãm sau Chiến tranh thê' giới thứ nhất. Vì vậy, cuộc khủng hoảng kinh tê' nổ ra đã giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế của Nhật...
Mục II:
Khác với một số nước tư bản, Nhật Bản tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách phát xít hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược lãnh thổ nước khác... Nhật Bản trở thành kẻ nhen nhóm ngọn lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, nên nghiên cứu nội dung bài học để thấy quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản không thể diễn ra nhanh được do công nhân, nông dân đấu tranh, đặc biệt là phong trào Mặt trận nhân dân.
Một sô khái niệm, thuật ngữ
Bạo động lúa gạo : Diễn ra vào mùa thu năm 1918. Những người nông dân bị phá sản, những người nghèo túng nhất đã tụ tập nhau lại đánh phá các kho thóc, tập kích các đồn cảnh sát, đốt phá nhà cửa của địa chủ giàu có. Những cuộc bạo động lúa gạo lan rộng nhiều vùng trong nước, thu hút sự tham gia của nông dân, ngư dân vùng biển, các tầng lớp dân nghèo thành thị và đông đảo công nhân.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Kinh tế Nhật Bản phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ nhất : Có thể nêu các con số (như trong SGK) để nói về sự phát triển của kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên cần nhấn mạnh chỉ phát triển một vài nãm sau chiến tranh, không ổn định, bấp bênh, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, mất cân đối, khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế.
Giới cầm quyền Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài : để giải quyết khó khãn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, thực hiện tham vọng mở mang phạm vi ảnh hưởng của phát xít Nhật.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Nhật Bản phát triển là do
Nhà nước ban hành nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất công nghiệp.
thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong chiến tranh, c. có nguồn nguyên liệu dồi dào.
D. áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Sau Chiến tranh, Nhật Bản gặp phải khó khăn như
tuổi thọ của người dân cao nên là nước có dân số già.
sản xuất tãng nhanh, nhiều hàng hoá, cung vượt quá cầu.
c. giá lương thực, thực phẩm tăng cao, thiệt hại do trận động đất nãm 1923.
D. nhân công ít.
Cuộc "bạo động lúa gạo" ở Nhật Bản diễn ra vào
A. nãm 1918.	B. năm 1919.
c. mùa thu năm 1920.	D. mùa đông nãm 1920.
Ngành kinh tế của Nhật Bản bị lâm vào cuộc khủng hoảng đầu tiên là
A. công nghiệp.	B. thương nghiệp.
c. nông nghiệp.	D. tài chính - ngân hàng.
Câu 2. Tinh hình đất nước Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929 có điểm gì
giống và khác so với nước Mĩ trong cùng thời gian này ?
Cảu 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động như thế
nào đến nền kinh tế Nhật Bản ?	,
Câu 4. Quá trình thiết lập chế độ phát xít ở Nhật Bản đã diễn ra như thế nào ?