Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
30. PHQNC TRA0 YÊU nưộc chông pháp TỪĐẦU THÊ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 I - HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học - Nêu được nguyên nhân, diễn biến của phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì. Từ đó rút ra đặc điểm, tính chất của phong trào. Nhận thức được những hạn chế của các phong trào. Đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Trình bày vụ mưu khởi nghĩa của binh lính ở Huế và cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên. Bước đầu biết được hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành. Nâng cao nhận thức về bản chất tàn bạo của chế độ thuộc địa. Hiểu thêm giá trị của độc lập tự do. Làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử. Kĩ năng quan sát nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử., Tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học lịch'sử. Kiến thức cơ bản a) Phong trào yêu nước trước Chiến tranh thế giới thứ nhất * Phong trào Đông du (1905 -1909): Nguyên rthân: + Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tự bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hoá Hán học với Việt Nam, có thể nhờ cậy. + Phục Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân ở các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam. Hoạt động của phong ừào Đông du : + Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang chống Pháp, khôi phục độc lập. + Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học. + Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp. + Tháng 9 - 1908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật. + Tháng 3 - 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động. Ý nghĩa : Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. Đông Kinh nghĩa thục (1907) Hoạt động : + Tháng 3 - 1907, Lưong Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. + Trường dạy các môn khoa học (địa lí, lịch sử...) ; tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước... , + Phạm vi hoạt động khá rộng : Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... + Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường. Ý nghĩa : Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân cirủ, dân quyền và một nền vãn hoá mới ở nuớc ta. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuếỞTrung Kì (1908) : Cuộc vận động Duy tủn : + Người khởi xướng phong trào duy tân là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... + Nội dung hoạt động của phong trào : mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ. + Địa bàn hoạt động : Rộng khắp cả nước, nhưng sôi nổi nhất ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... -Phong trào chống thuếỞTrung Kì : + Khi cuộc vận động Duy tân lan tới vùng nông thôn, đúng vào lúc nhân dân Trung Kì đang điêu đứng vì chính sách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, đã làm bùng lên phong trào chống thuế sôi nổi. + Phong trào bùng nổ vào nãm 1908, diễn ra chủ yếu ở các tỉnh Trung Kì, mục tiêu là đòi giảm thuế, chống bắt phu... + Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đấm máu. + Tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX : là phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. b) Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến : Thực dân Pháp đẩy mạnh vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh : + Đẩy mạnh bắt lính. + Bắt người nông dân phải trồng các loại cây phục vụ cho chiến tranh, như thầu dầu, đậu, lạc, cao su. + Khai thác kim loại quý hiếm. + Bắt nhân dân mua công trái. Hậu quả : Làm cho đời sống của nhân dân ngày càng thêm cùng cực, đói khổ. Vụ mưu khỏi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917) : -Vụ mưu khởi nghĩa ở Huê': + Do Thái Phiên, Trần Cao Vân lãnh đạo, có mời vua Duy Tân tham gia. + Chỗ dựa chủ yếu là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. + Kết quả : Kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp đàn áp dã man những người khởi nghĩa : Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị bắt đi đày. -Khởi nghĩa của binh lính ỞThái Nguyên : Nguyên nhân : Binh lính Việt Nam bị Pháp khinh miệt, họ bị bắt đi làm bia đỡ đạn cho quân Pháp trong các cuộc chiến. Diễn biến : + Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 1917, do Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn lãnh đạo. + Nghĩa quân chiếm được tỉnh lị, tuyên bố "Thái Nguyên độc lập". - Kết quả và ý nghĩa : Sau 5 tháng chiến đấu, khởi nghĩa đã bị Pháp đàn áp và thất bại. Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân ta và để lại nhiều bài học lịch sử quý báu. * Hoạt động của'Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước + Hoàn cảnh : đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại. + Những hoạt động : Ngày 5 - 6 - 1911: từ cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Cách học Mục I : Cần hình thành lôgic kiến thức sau : khái niệm phong trào Đông du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân ; nội dung hoạt động, kết quả, ý nghĩa và tính chất của những phong trào này. Từ đó rút ra những điểm mới của phong trào này so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. Mục II: Cần lập bảng thống kê về các phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất theo mẫu : Tên phong trào Nguyên nhân Lãnh đạo Diễn biến (Hoạt động chính) Kết quả - ý nghĩa Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành Một số khái niệm, thuật ngữ Hội Duy tân : là tổ chức chính trị do Phan Bội Châu và các đồng chí của ông lập ra vào năm 1904 nhằm xây dựng lực lượng, đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc, thiết lập chế độ chính trị mới theo các nước tư bản châu Âu. Đông du : tức là đi về phía Đông, dùng để chỉ phong trào đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập do tổ chức Duy tân hội của Phan Bội Châu tiến hành từ năm 1905 đến năm 1908. Trong thời gian này, đã có hom 200 thanh niên Việt Nam được đưa sang Nhật Bản học tập và trở về nước tiến hành khởi nghĩa chống Pháp, tiêu biểu trong số đó có Lương Ngọc Quyến (con của Lương Văn Can). Thuế: là số sản phẩm hoặc tiền mà người dân hay các tổ chức phải đóng cho nhà nước. Chính quyền thực dân Pháp đặt ra nhiều loại thuế (thuế ruộng, thuế thân, thuế muối...) bắt nhân dân ta phải đóng cho chúng với mức rất cao. Điều đó khiến đời sống của nhân dân rất cực khổ. Chính vì thế, năm 1908, nhân dân Trung Kì đã nổi dậy chống Pháp, đòi chúng phải giảm thuế, nên gọi là phong trào chống thuế. Lính thợ : là một bộ phận binh lính người Việt bị thực dân Pháp bắt đưa vào làm trong các nhà máy, công xưởng đóng tàu, xưởng sản xuất vũ khí. Tù chỉnh trị : là những người bị thực dân Pháp bắt và giam cầm trong các nhà tù vì tội phản đối, chống lại chính quyền cai trị của thực dân Pháp. Nhà tù Thái Nguyên là một trong nơi giam cầm những người như vậy, trong đó có Lương Ngọc Quyến. II - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Về Hội Duy tân : Để tiến hành bạo động, năm 1905, Phan Bội Châu đã sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Sau đó, Hội Duy tân đã tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập. Như vậy, để chuẩn bị bạo động vũ trang, Hội Duy tân đã dựa vào sự giúp đỡ của Nhật. Đây là chủ trương sai lầm của Hội Duy tân bởi vì bản thân Nhật cũng là một nước đê' quốc, cũng đang mở rộng xâm lược thuộc địa ở châu Á. Nếu dựa vào Nhật như vậy thì sớm muộn gì thì ta cũng bị Nhật phản bội. Vì vậy, sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về hành đồng cầu viện Nhật Bản của Hội Duy tân là hành động "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục : + Tháng 3 - 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình vãn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước... + Phạm vi hoạt động khá rộng : Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... + Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường. Ý ngnĩa : Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền vãn hoá mới ở nuớc ta. Những thay đổi trong các chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những nãm Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chính sách của Pháp : + Đẩy mạnh bắt lính. + Bắt Việt Nam phải trồng các loại cây phục vụ cho chiến tranh, như thầu dầu, í đậu, lạc, cao su. + Khai thác kim loại quý hiếm. + Bắt nhân dân mua công trái. Hậu quả : Đời sống của nhân dân ngày càng thêm khốn đốn. Pháp thay đổi chính sách như vậy là vì để phục vụ cho chiến tranh. Về hai cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Huế và Thái Nguyên : Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế: + Do Thái Phiên, Trần Cao Vân cầm đầu, có mời vua Duy Tân tham gia. + Chỗ dựa chủ yếu là binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp. + Kết quả : Kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ. Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử, vua Duy Tân bị bất đi đày. Khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên : + Nguyên nhân : Binh lính Việt Nam bị bạc đãi, cãm phẫn vì phải làm bia đỡ đạn... Họ phối hợp với tù chính trị ở Thái Nguyên, do Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn lãnh đạo, đứng lên khởi nghĩa vào đêm 30 rạng sáng 31 - 8 - 1917. + Kết quả : Nghĩa quân chiếm được tỉnh lị, tuyên bố ''Thái Nguyên độc lập" nhưng sau 5 tháng chiến đấu, khởi nghĩa đã bị dập tắt. + Ý nghĩa : Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang như chuẩn bị, thời cơ... - Hai cuộc khởi nghĩa này những đặc điểm gì chung lực lượng tham gia và phương pháp tiến hành : chủ yếu là binh lính và đều sử dụng phương pháp là khởi nghĩa vũ trang. Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại. Người đi về phía các nước phương Tây, khác với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp...). Bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX : Phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu Đông du Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang Đưa học sinh sang Nhật du học. Viết sách báo tuyên truyền yêu nước. Đông Kinh nghĩa thục Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. -Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước... - Vận động kinh doanh công thương nghiệp. Cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì (1908) Xoá bỏ chế độ phong kiến, tiến hành đổi mới đất nước. Nội dung cơ bản của phong trào : mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ. Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX : Giống nhau : Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc. Khác nhau : Các nội dung chủ yếu Phong trào yêu nước cuôithếkỉ XIX Phong trào yêu nước đầu thê kỉ XX Mục đích, mục tiêu Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách, xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hoà (tư sản) Thành phần lãnh đạo Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hoá Phương pháp đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang là chủ yếu Khởi nghĩa vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài Tổ chức Theo lề lối phong kiến Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai Lực lượng tham gia Đông, nhưng hạn chế Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội Đạc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 - 1918 : Lực lượng tham gia gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. Địa bàn : diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam. Kết quả : đều lần lượt bị thất bại. Ill - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. Người khởi xướng phong trào Đông du (1905 - 1909) là A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh. c. Lương Vãn Can. D. Huỳnh Thúc Kháng. Trường Đông Kinh nghĩa thục do những ai sáng lập ? Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành. Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. c. Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến, Phan Châu Trinh. D. Lương Văn Can, Trịnh Vãn Cấn, Nguyễn Quyền. Người khởi xướng phong trào Duy tân ở Trung Kì là A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh, c. Lương Vãn Can. D. Huỳnh Thúc Kháng. Lãnh đạo khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) là Thái Phiên và Trần Cao Vân. Lương Vãn Can và Lương Ngọc Quyến, c. Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến. D. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào A. ngày 5 - 6 - 1911. B. ngày 5 - 6 - 1910. c. ngày 5-6-1912. D. ngày 5 - 6 - 1913. Câu 2. Nêu những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX. So sánh điểm giống và khác nhau trong tư tưởng cứu nước của hai ông (về mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp). Câu 3. Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh lịch sử nào ? Nêu những hoạt động chính của Người trong những năm 1911-1917. ì