Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) trang 1
  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) trang 2
  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) trang 3
  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) trang 4
  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) trang 5
  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) trang 6
  • Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) trang 7
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (187J -1884)
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nắm được diễn biến của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp sau khi chúng đã chiếm được 6 tỉnh Nam Kì và phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Nắm được nội dung cơ bản của các hiệp ước 1874, 1883, 1884, qua đó thấy được quá trình Việt Nam từ một quốc gia độc lập từng bước trở thành thuộc địa của Pháp.
Thấy được cuộc chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta, đặc biệt là trong chiến thắng Cầu Giấy lần 1 và lần 2, đồng thời thấy được tư tưởng cầu hoà, đầu hàng giặc của triều đình Nguyễn.
Có thái độ đúng đắn khi xem xét các sự kiện lịch sử, nhất là về công và tội của triều đình nhà Nguyễn (khi bàn về nguyên nhân mất nước).
Học tập những tấm gương chiến đấu dũng cảm, quên mình vì đất nước như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu ; qua đó tự trau rồi, rèn luyện tinh thần dũng cảm, yêu quê hương, Tổ quốc Việt Nam.
Rèn luyện kĩ năng tường thuật sự kiện lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn.
Sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử khi thuyết trình và trả lời câu hỏi theo bài.
Kiến thức cơ bản
a) Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
* Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì
Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột kinh tế, vơ vét của cải.
Triều đình Huế vẫn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời : bóc lột nhân dân để có tiền bồi thường chiến phí cho Pháp, tài chính thiếu hụt, nông nghiệp, công nghiệp sa sút.
Thực dãn Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Lợi dụng việc triều đình nhà Nguyễn nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp "hải phỉ", chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy thực dân Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng tấn công và chiếm được thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 -1874)
Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp, như trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Quan Chưởng).
Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các cãn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...
Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết tại trận. Chiến thắng Cầu Giấy đã làm cho quân Pháp rất hoang mang lo sợ, còn quân dân ta thì rất phấn khởi, càng hãng hái đánh'giặc.
Song triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì ; triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
b) Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 -1884
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước nãm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích..
-Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nôi là Hoàng Diệu, buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, quân Pháp đã mở cuộc tiến công, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa thì chúng chiếm được thành. Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.
Sau đó, Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...
Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp '
Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.
Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp.
Ngày 19 - 5 - 1883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp với hi vọng Pháp sẽ rút quân.
Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884
Chiều 18 - 8 - 1883, Pháp bắt đầu tấn công vào Thuận An, đến ngày 20-8, chúng đổ bộ lên khu vực này. Triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến.
Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì.
Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh ở Bắc Kì : Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên...
Ngày 6 - 6 - 1884, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ.
Cách học
Mục I: Khi học mục này, cần hình thành lôgich kiến thức :
Nguyên nhân vì sao Pháp quyết định mở rộng đánh chiếm Bắc Kì vào nãm 1873 (thông qua việc nắm nội dung của mục I. 1. SGK) và quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì như thế nào ? Thái độ của nhân dân và triều đình khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ra sao ?
Mục II: Cũng cần hình thành lôgic kiến thức :
-Nguyên nhân Pháp quyết định mở rộng đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào (thông qua việc nắm nội dung của mục II. 1. SGK).
Thái độ của nhân dân và triều đình khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai.
Trong quá trình học, nên có lược đồ Việt Nam để nắm được quá trình Pháp mở rộng đánh chiếm Bắc Kì.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Cải cách duy tân : sửa đổi xã hội cũ cho tiến bộ và phù hợp với sự phát triển chung của thế giới.
-Tổng đốc : chức quan đứng đầu đơn vị hành chính cấp tỉnh dưới thời Nguyễn.
Khâm sứ: viên quan người Pháp đứng đầu xứ Trung Kì thời Pháp thuộc.
Văn thân : là những trí thức Nho học đã đỗ đạt, có danh vọng và địa vị trong xã hội phong kiến.
Sĩ phu : là những trí thức Nho học thời phong kiến (có người thi đậu ra làm quan, có người không đỗ đạt).
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau nãm 1867 :
Thực dân Pháp tiến hành thiết lập bộ máy thống trị, vơ vét của cải, lúa gạo ở Nam Kì...
Triều đình Huế không tìm kế chống Pháp mà vẫn thương lượng, bóc lột nhân dân lấy tiền đền bù chiến phí cho Pháp, kinh tế, tài chính sa sút kiệt quệ.
Thực dân Pháp tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì :
Âm mưu của Pháp : cho tên Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội, lấy cớ đưa quân ra Bắc để giải quyết vụ việc , nhưng thực chất là đánh chiếm thành Hà Nội.
Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy nổ súng đánh thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm các tỉnh ở Bắc Kì.
Quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc vì:
Quân ta chủ quan, không có sự chuẩn bị đối phó với quân Pháp
Triều đình Huế vẫn giữ tư tưởng chủ hoà, muốn thương lượng với Pháp nên yêu cầu quân đội rút lui.
Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai :
Âm mưu của Pháp : vu cho triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngăn cản - việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, giao thiệp với nhà Thanh. Đây là cớ để thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai.
Ngày 25 - 4 - 1882, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.
Thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại Cầu Giấy năm 1883 vì:
Pháp đã thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh Pháp - Phổ, tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự ngày càng mạnh.
Thực dân Pháp phán đoán được triều đình Huế ngày càng suy yếu, lại có tư tưởng đầu hàng, đặc biệt là sau khi Tự Đức chết nên muốn nhanh chóng tận dụng thời cơ này buộc triều đình Huế đầu hàng, chấp nhận sự cai trị của chúng trên cả nước.
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:
Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn.
Quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh... Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động chống Pháp.
Lập bảng thống kê nội dung chủ yếu của các hiệp ước ĩ 883 và 1884 :
Hiệp ước 1883
Hiệp ước 1884
Triều đình Huê' chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung K3.
Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp, ba tình Thanh - Nghệ - Tĩnh được nhập vào Bắc Kì.
- Cơ bản có nội dung giống với hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn (đất Trung Kì được mở rộng đến hết tỉnh Ninh Thuận).
Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của các quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Từ năm 1858 đến nãm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :
Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm...
Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).
Ill	- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM TRA ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
1. Âm mưu của thực dân Pháp khi tiến đánh Bắc Kì là gì ?
A. Gây sức ép, buộc triều đình nhà Nguyễn phải thừa nhận chủ quyền của Pháp ở toàn bộ Nam Kì.
B. Chiếm toàn bộ Việt Nam, tạo cơ sở để thâm nhập vào miền Tây Nam giàu có của Trung Quốc.
c. Giúp triều đình nhà Nguyễn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
D. Để giải quyết vụ Đuy-puy.
B. Hăng-ri Ri-vi-e.
D. Ri-gôn đơ Giơ-nui-y.
Tên chỉ huy quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất bị quân ta giết chết (nãm 1873) là
A. Phrăng-xi Gác-ni-ê. c. Giăng Đuy-puy.
Hai viên quan của triều đình nhà Nguyễn đã chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1873 và 1882 là
Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Tri Phương, c. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
D. Hoàng Diệu và Lưu Vĩnh Phúc.
Trong cả hai lần tấn công ra Bắc Kì, quân Pháp đã gặp phải thất bại nặng nề tại
B. Sơn Tây.
D. Cầu Giấy (Hà Nội).
A. Cửa ô Thanh Hà (Hà Nội), c. Thành Hà Nội.
Lí do chính khiến triều đình Huế kí Hiệp ước Hác-mãng, rồi Hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp là gì ?
"Cả nước và dân của đã hết, sức đã kiệt".
Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến và dòng họ nhà Nguyễn.
c. Thực dân Pháp là đối thủ quá mạnh, triều đình nhà Nguyễn không đủ sức đương đầu.
D. Nhân dân ta đã hạ vũ khí đầu hàng Pháp.
Câu 2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc nước ta bị rơi vào tay của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 3. Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Cầu Giấy lần thứ nhất và
thứ hai.