Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 4
NƯỚC Mĩ GIỬA HAI CUỘC CHIÊN TRANH THÊ GIỚI (1918 -1979)
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nêu được những nét chính về tính hình kinh tế - xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những nội dung :
+ Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Mĩ và nguyên nhân của nó.
+ Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng sản Mĩ.
Trình bày tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
Nhận xét được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ và những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội tư bản Mĩ.
Bước đẩu phân tích, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử cụ thể.
Kiến thức cơ bản
a) Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới : năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... nắm 60% dự trữ vàng thế giới.
Nguyên nhân : do nựớc Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây>chuyền để nâng cao năng suất lao động.
Do bị áp bức bóc lột và bị phân biệt chủng tộc, nên côrig nhân đã đứng lên đấu tranh, phong trào phát triển ở nhiều bang đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Mĩ tháng 5-1921.
b) Nước Mĩ trong những năm 1929 —1939
Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có diễn ra vào tháng 10 - 1929. Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ngày 29 - 10 - 1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Oóc. Giá một cổ phiếu được coi là bảo đảm nhất tụt xuống 80%. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ tích cóp được cả đời. Cơn lốc của cuộc khủng hoảng không gì ngăn cản nổi, phá hoại nghiêm trọng các ngành sản xuất : sản xuất công nghiệp nãm 1932 giảm hai lần so với nãm 1929 ; nông nghiệp - 75% dân trại bị phá sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp.
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp về công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, chính trị, xã hội, được gọi là Chính sách mới.
Chính sách mới đã giải quyết một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước tư sản đã tăng cường tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Cách học
Mục I:
Hiểu rõ nguyên nhân phát triển cực kì nhanh chóng của kinh tế Mĩ trong những nãm 20 là xuất phát từ lợi thế của Mĩ có được nhờ Chiến tranh thế giới thứ nhất : tham gia chiến tranh muộn, hầu như không bị tổn thất gì, giàu lên nhanh chóng vì bán được nhiều vũ khí, trở thành chủ nợ của các nước châu Âu. Trong khi căc nước châu Âu kiệt quệ sau chiến tranh thì Mĩ lại có điều kiện sản xuất nhiều hàng hoá xuất khẩu sang châu Âu.
Những nãm 20 là thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ, đứng số một thế giới về phát triển kinh tế, vượt hẳn các đối thủ ở châu Âu. Tuy nhiên, cần thấy rõ là ngay cả thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ, số người thất nghiệp cũng lên đến 3,4 triệu người, đi kèm theo là nạn phân biệt chủng tộc và những bất công xã hội.
Muc II:
Cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Mĩ : do mặt trái chứa đựng trong nển kinh tế Mĩ như : sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, phân phối trong xã hội không công bằng, người lao động thu nhập thấp hoặc bị thất nghiệp không có khả năng mua hàng hoá do chính mình sản xuất ra nên khủng hoảng kinh tế nổ ra là tất yếu.
Lưu ý về Chính, sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã cứu nguy cho nền kinh tế Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, đáp ứng được những đòi hỏi của người lao động trong mức độ nhất định, đồng thời nó cũng phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản Mĩ, duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường phát xít hoá.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Chính sách mới : Chính sách cứu trợ nạn thất nghiệp, nghèo đói, lập lại sự cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng. Chính sách này được thể hiện ở các đạo luật về ngân hàng công nghiệp, nông nghiệp, các cơ quan để điều tiết vai trò của nhà nước. Mặc dù còn những hạn chế, "Chính sách mới" cũng làm cho Mĩ thích nghi với tình hình sau khủng hoảng 1929 - 1933.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Kinh tế Mĩ đã phát triển trong thập niên 20 của thế kỉ XX : Dựa vào mục a, phần Kiến thức cơ bản để trả lời.
Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vì Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 là Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới. Chính sách này nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế - tài chính, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước đối với việc sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ru-dơ-ven : Dựa vào mục b, phần Kiến thức cơ bản đổ trả lời.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ phát triển là do
bóc lột, vơ vét tài nguyên của các nước thuộc địa.
thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, quân trang, quân dụng...
c. áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất.
D. nước Mĩ có nhiều khoáng sản, đất đai nhiều và màu mỡ.
Nước Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ
A. tháng 2 - 1929.	B. tháng 12 - 1928.
c. cuối tháng 10 - 1929.	D. tháng 1 - 1931.
Vị tổng thống đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng là
A. Ai-xen-hao.	B. Ru-do-ven.
G. Uyn-xơh.	D. Tru-man.
Nước Mĩ đã giải quyết khủng hoảng bằng chính sách nào ?
Cộng sản thời chiến.	B. Kinh tế mới.
Cái gậy lớn.	D. Chính sách mới.
Câu 2. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập,trong hoàn cảnh nào ?
Câu 3. Em có nhận xét gì về Chính sách mới của MI ?