Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 1
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 2
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 3
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 4
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 5
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 6
  • Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 7
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP cuối THÊ' KỈ XVIII
- HƯỚNG DẪN HỘC
Mục tiêu bài học
Giải thích được vì sao Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản điển hình, có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử thế giới.
Phân tích được vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng.
Biết phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng.
Đánh giá đúng những mặt tích cực và hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
Rèn luyện kĩ năng tường thuật và phân tích các sự kiện lịch sử ; biết kết họp việc sử dụng kênh hình (tranh ảnh, lược đồ) phục vụ cho bài học.
Kiến thức cơ bản
Tình hình kinh tê' và xã hội Pháp trước cách mạng
— Tình hình kinh tế:
+ Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực.
+ Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
Tinh hình chính trị - xã hội:
+ Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
+ Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ, Quý tộc rất gay gắt.
— Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng :
+ Thời kì này, đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.
+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.
Cách mạng bùng nổ và sự phát triển của cách mạng
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng :
+ Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.
+ Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua 3 giai đoạn chính :
+ Giai đoạn phái Lập hiến thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 - 1789 đến ngày 10 - 8 - 1792) :
Ngày 14 - 7 - 1789, dưới sự lãnh đạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo đến tấn công và chiếm pháo đài - nhà ngục Ba-xti, sau đó làm chủ các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố.
Sau khi giành thắng lợi, phái Lập hiến lên nắm quyền và họ đã làm được hai việc quan trọng đối với cách mạng :
Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" (tháng 8 - 1789).
Ban hành Hiến pháp (tháng 9 - 1791), xác lập chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, vua không được nắm thực quyền mà quyền hành thuộc về Quốc hội. Vì vậy, Lu-i XVI đã liên kết với lực lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu bên ngoài để giành lại chính quyền.
Tháng 4 - 1792, liên minh hai nước Ẳo - Phổ cùng bọn phản động ở Pháp chống phá cách mạng. Phái Lập hiến đã không kiên quyết chống lại, tình hình đất nước trở nên lâm nguy.
Trước tình hình đó, ngày 10 - 8 - 1792, phái Gi-rông-đanh đứng lên lãnh đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến.
+ Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hoà (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793).
Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xoá bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hoà. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
Mùa xuân nãm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
+ Giai đoạn phái Gia-cô-banh lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh và thiết lập nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh
Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như : xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,...
Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.
Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên phái tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie để xử tử (27 - 7 - 1794).
Cách mạng kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII.
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xoá bỏ được chê' độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
Cách học
Mục I:	,
Tìm hiểu những nguyên nhân làm cho nông nghiệp, công - thương nghiệp Pháp trước cách mạng bị lạc hậu và bị cản trở.
Nghiên cứu để làm rõ : Trước cách mạng, nước Pháp tồn tại chế độ chính trị gì và các đẳng cấp có quan hệ và mâu thuẫn với nhau như thế nào ?
Hiểu được vai trò quan trọng của các trào lưu tư tưởng tiến bộ trong việc dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội.
Mục II : Tìm hiểu về Hội nghị ba đẳng cấp và cuộc tấn công pháo đài - nhà tù Ba-xti để hiểu Cách mạng tư sản Pháp được bắt đầu như thế nào ?
Mục III : Biết được các giai đoạn phát triển của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Hiểu rõ cách mạng phát triển đến đỉnh cao như thế nào và nó đã tác động đến lịch sử thế giới ra sao. Các em có thể lập bảng hệ thống các sự kiện chính của Cách mạng Pháp và nêu bật ý nghĩa của các sự kiện đó trong tiến trình phát triển của cách mạng.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Đẳng cấp : Những tầng lớp xã hội được hình thành dưới các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, do luật pháp hoặc tục lệ quy định về vị trí xã hội, về quyền lợi và nghĩa vụ, có khi mang tính chất cha truyền con nối. Chế độ đẳng cấp mang tính bất bình đẳng.
Đẳng cấp thứ ha : Một đẳng cấp thấp nhất trong chế độ ba đẳng cấp ở Phấp trước Cách mạng tư sản 1789, bao gồm công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản và nông dân. Họ không có quyền gì, bị phong kiến thống trị, phải đóng mọi thứ thuế bất công.
Phái lập hiến : Những người đại diện cho quyền lợi của tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hoá (các chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công nghiệp và thương nghiệp lớn trong thời kì đầu của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII). Họ giữ vị trí quan trọng trong Quốc hội Lập hiến, trong các cơ quan chính quyền ở Pari và các tỉnh.
Gỉrôngđanh (Girondins, phái) : Những nhà tư sản công thương nghiệp, tư sản ruộng đất được bầu vào Quốc hội Pháp năm 1791 trong Cách mạng tư sản Pháp 1789. Phần lớn những người này được bầu vào Quốc hội ở vùng trổng nho quận Girôngđơ, nên thường được gọi là những người Gứôngđanh. Chỉ có một bộ phận nhỏ có tinh thần cấp tiến, còn đa số phục vụ quyền lợi của tư sản hạng trung.
Giacôbanh (Jacobins, phái) : Những nhà cách mạng nhất tập hợp trong Câu lạc bộ Gia-cô-banh, do Rô-be-spie lãnh đạo vào thời kì Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ xvm. Thành phần chủ yếu là những người tư sản nhỏ, trí thức, có tinh thần cách mạng, được đông đảo quần chúng Pháp lúc bấy giờ ủng hộ.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Tinh cảnh người nông dân trong xã hội Pháp bấy giờ qua hình 5 :
Một nông dân già, tay chống chiếc cuốc - công cụ lao động chủ yếu, thể hiện sự lạc hậu của nông nghiệp, cõng trên lưng là quý tộc và tăng lữ. Trong túi áo, túi quần của ngời nông dân chứa đầy vãn tự bán ruộng, vay lãi. Xung quanh là bồ câu, thỏ của quý tộc, địa chủ tự do ăn lúa trên đồng ruộng. Chuột cũng đang phá hoại hoa màu.
Một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô :
Quyển tự do của con người và quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị.
Những sự kiện chính trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
Dựa vào SGK, chọn các sự kiện cơ bản để lập niên biểu thể hiện tiến trình phát triển của cách mạng.
Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp :
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn :
Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cuộc cách mạng.
Ngày 10 - 8 - 1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
Ngày 2 - 6 - 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Các sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn :
Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến), có các sự kiện : Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti; tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ; tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp...
Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hoà) : Tháng 9 - 1972, thành lập nền cộng hoà ; ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI; ngày 2 - 6 - 1793, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh) : dựa vào SGK, trình bày những biện pháp tích cực của phái này nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe doạ của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
Tham khảo mục c, phần 2 - Kiến thức cơ bản.
Ill	- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Ba đảng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng là :
A. Nông dân, Quý tộc, Tãng lữ. B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. c. Quý tộc, Tư sản, Nông dân. D. Quý tộc, Tư sản, Đẳng cấp thứ ba.
Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Pháp trước cách mạng là
giữa nông dân và bọn chủ đất.
giữa vô sản và tư sản.
c. giữa tư sản và chế độ phong kiến.
D. giữa các tầng lớp nhân dân Pháp và chế độ phong kiến.
Ngày 14 - 7 - 1789 đã diễn ra sự kiện
quần chúng chiếm Cung điện Véc-xai.
quần chúng cách mạng bắt giam vua và hoàng hậu. c. quần chúng Pa-ri vũ trang kéo đến phá ngục Ba-xti.
D. Hội nghị ba đẳng cấp được triệu tập.
Chế độ chính trị được xác lập ở Pháp sau Hiến pháp 1791 là
A. chế độ quân chủ chuyên chế.	B. chế độ quân chủ lập hiến,
c. chế độ cộng hoà tư sản.	D. chế độ xã hội chủ nghĩa.
Lực lượng chủ yếu đưa Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao là
tư sản Pháp.
chính quyền dân chủ cách mạng Gia-cô-banh. c. quần chúng nhân dân Pháp.
D. lực lượng quân đội cách mạng.
Câu 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được bắt đầu như thế nào ? Câu 3. Vì sao phái Gia-cô-banh lại suy yếu sau khi chiến thắng được "thù
trong giặc ngoài" ?