Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới trang 1
  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới trang 2
  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới trang 3
  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới trang 4
  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới trang 5
  • Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới trang 6
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI TOÀN THÊ GIỚI
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
- Chỉ ra được nội dung chính và biết phân tích những hệ quả về mặt kinh tế và xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và châu Âu.
Nắm được nét chính của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX ở Mĩ La-tinh và châu Âu.
Nhận biết được quá trình chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm chiếm châu Á và châu Phi làm thuộc địa.
Hiểu được sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân gây nên đau khổ của người lao động ; nhân dân thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu trong kĩ thuật và sản xuất.
Rèn luyện kĩ năng khai thác kênh chữ và kênh hình trong SGK.
Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận ; nhận định, liên hệ thực tế.
Kiến thức cơ bản
Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp ở Anh
Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.
+ Năm 1764, Gièm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1785, Ác-crai-tơ chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông chảy xiết, về mùa đông nước đóng băng nên nhà máy không hoạt động được.
Năm 1784, Gièm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác ra đời như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải với tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.
Nhờ cách mạng công nghiệp, ở Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hoá. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là "công xưởng" của thế giới.
Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt đầu, nhúng tốc độ lại diễn ra rất nhanh. Đến năm 1870, nước Pháp đã cộ 27000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
Ở Đức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX dù đất nước chưa được thống nhất nhưng quá trình cách mạng công nghiệp đã diễn ra. Được thừa hưởng những thành tựu của các'nước đi trước, đến những nãm 1850 - 1860, các ngành kinh tế của Đức đều sử dụng máy móc. Sau nãm 1870, công nghiệp của Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu vấ đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Hệ quả của cách mạng công nghiệp
— Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn,...
Về xã hội, hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản, mâu thuẫn với nhau gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX	'
Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, cộng với những tác động từ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân dân các nước thuộc địa ở khu vực Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành chính quyền về tay mình, thành lập hàng loạt quốc gia tư sản như Cô-lôm-bi-a, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la,...
ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, sau đó nhanh chóng lan ra các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan,... Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra sôi nổi ở nhiều nước châu Âu, làm rung chuyển chế độ phong kiến châu Âu và đế quốc Áo - Hung.
Ở I-ta-li-a, từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đậo của quý tộc tư sản hoá, đại diện là Ca-vua, sau đó là người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi, các vương quốc ở I-ta-li-a đã thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Áo và thống nhất thành vương quốc I-ta-li-a, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Ở Đức, từ nãm 1864 đến nãm 1871, giai cấp tư sản và quý tộc quân phiệt Phổ - đại diện là Bi-xmác đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc thống nhất đất nước, đưa nước Đức phát triển đi lên theo con đường tư bản chủ nghĩa.
ở Nga, năm 1861, Nga hoàng A-lếch-xan-đrơ II đã ban bố "Sắc lệnh giải phóng nông nô", nhờ đó tạo thêm nguồn nhân công cho nền sản xuất tư bản, giúp Nga sớm chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
Sự xăm lược của tư bản phương Tây đôi với các nước Á, Phi
Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản Anh và Pháp trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đấy mạnh việc xâm lược đối với phương Đông, đặc biệt là An Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Tại châu Phi, các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ,... cũng ráo riết đẩy mạnh xâu xé, biến toàn bộ châu lục này thành thuộc địa của mình.
Kết quả, cuối thế kỉ XIX - đầu thê' kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Cách học
Mục I:
Lí giải được vì sao Cách mạng công nghiệp lại nổ ra trước tiên ở Anh.
Biết trong số những máy móc được phát minh, loại máy nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ?
Trả lời được : Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức đã đưa tới những biến đổi như thế nào đối với nền kinh tế - xã hội các nước này ?
Mục II:
Qua lược đồ trang 23 SGK, ghi nhớ thời gian giành độc lập của các nước Mĩ La-tinh.
Về các cuộc cách mạng ở châu Âu, cần lưu ý tuy diễn ra dưới nhiều hình thức song tính chất và mục đích về cơ bản đều giống nhau - đều là những cuộc cách mạng tư sản nhằm mở đường-cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
. - Suy nghĩ đến vấn đề nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, nhân công,... để nắm được nguyên nhân và kết quả của sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.
Một sô khái niệm, thuật ngữ
Cách mạng công nghiệp : Cuộc cách mạng trong kĩ thuật sản xuất, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất (tư bản chủ nghĩa) từ sản xuất công trường thủ công sang sản xuất cơ khí.
Thuộc địa : Nước bị bọn thực dân xâm lược và thống trị, áp bức bóc lột, mất hoàn toàn quyền độc lập vể chính trị, kinh tế.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Kết quả của cách mạng công nghiệp :
Đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Năng suất lao động lên cao, nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn xuất hiện. Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng nhanh. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là jgiai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì :
Cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỉ XVII đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị và xã hội, tạo điều kiện cho cách mạng trong sản xuất.
Công nghiệp Anh phát triển mạnh, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật.
Sự tích luỹ tư bản ở Anh diễn ra sớm và vẫn dựa vàơ sự bóc lột trong nước kết hợp với việc buôn bán, cướp bóc ở các thuộc địa, Như vậy, ở Anh đã xuất hiện những điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp : vốn, nhân công và phát minh kĩ thuật.
Chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới :
Đầu thế kỉ XIX, hàng loạt quốc gia tư sản ra đời ở khu vực Mĩ La-tinh.
Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp rồi cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu,
1948 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chê' đọ phong kiến ở châu Âu.
1859 - 1870 hoàn .thành thống nhất I-ta-li-a ; 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất Đức ; 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
Các nước tư bản phựơng Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
Ill	- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc ở Anh diễn ra trong thời gian
A. cuối thế kỉ XVIII.	B. đầu thế kỉ XIX.
c. cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. D. từ năm 1760 đến nãm 1840.
Đóng vai trò quan trọng nhất trong qụá trình thống nhất I-ta-li-a là
Ca-vua - một quý tộc tư sản hoá.
tư sản ở Pi-ê-môn-tê - vương quốc phát triển nhất trên bán đảo I-ta-li-a. c. quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ga-ri-ban-đi.
D. tầng lớp quý tộc tư sản hoá.
Công cuộc thống nhất Đức đặt dưới sự lãnh đạo của
A. giai cấp tư sản Đức.	B. quý tộc quân phiệt Phổ.
c. giai cấp vô sản Đức.	D. chính quyền phong kiến Phổ.
Để mở đường cho CNTB phát triển, ở Nga đã diễn ra
cuộc cải cách nông nô.
cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc nhỏ khỏi sự phụ thuộc vào Nga. c. cuộc nội chiến giữa phe cách mạng và chính quyền phong kiến chuyên chế.
D. quá trình thống nhất đất nước.
Câu 2. Lập niên biểu về các phát minh máy móc trong cách mạng công nghiệp ở Anh.
Cáu 3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc đấu tranh thống nhất Đức và I-ta-li-a.