Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
ÔN TẬP LỊCH SỬ THÊ GIỚI HIỆN ĐẠI (PhẦN TỪ NĂM 1917 đẾN NĂM 1945) - HƯỚNG DẪN HỌC l Mục tiêu bài học Nêu được những nội dung chính đã học với những sự kiện lịch sử tiêu biểu : Cách mạng XHCN tháng Mười Nga nãm 1917. Cao trào cách mạng ở châu Âu (1918 - 1923). Phong trào cách mạng ở châu Á. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và Chiến tranh thế giới thứ hai. Rèn luyện kĩ năng lập bảng thống kê, lựa chọn sự kiện lịch sử tiêu biểu, tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá sự kiện lịch sử. Kiến thức cơ bản a) Những sự kiện lịch sử chính Lập bảng thống kê dưới đây : Thời gian Sự kiện Kết quả Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga hoàng. Hai chính quyền song song tồn tại Ngày 7- 11 - 1917 Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thành lập nước Cộng hoà Xô viết và Chính phủ Xô viết Những năm 1918-1920 Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền Xô viết Xây dựng hệ thống chính trị nhà nước, đánh thắng thù trong giặc ngoài Những năm 1918- 1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu và châu Á Các đảng cộng sản lần lượt ra đời. Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào Những năm 1921 - 1941 Liên Xô xây dựng CNXH Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá nông nghiệp. Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN. Những nãm 1929- 1933 Khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ và lan rộng ra toàn thế giới tư bản Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp bất ổn định về chính trị Những năm 1933 - 1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản phát xít hoá bộ máy nhà nước, chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược. Những năm 1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai 76 nước bị cuốn vào cuộc chiến. Phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản bị thất bại hoàn toàn. Chiến thắng thuộc về Liên Xô và các nước Đồng minh b) Những nội dung chủ yếu Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, CNXH lần đầu tiên trở thành hiện thực ở một nước nằm giữa vòng vây của CNTB, tác động mạnh mẽ đêh tình hình thế giới. Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu - Mĩ lên cao, nhiều đảng cộng sản ra đời dẫn tới việc Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng. Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Phong trào dân chủ tư sản phát triển, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới việc chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản, âm mưu gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại. Cách học Cần đi sâu vào tìm hiểu nội dung chủ yếu của thời kì lịch sử từ 1917 - 1945 là : Sự phát triển có tính chất bước ngoặt của phong trào cách mạng thế giới với thắng lợi mở đầu của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga. Sự phát triển thăng trầm đầy kịch tính của CNTB. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn, quyết liệt trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới nhằm giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội với chiến thắng của nhân dân Liên Xô và lực lượng dân chủ thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mờ ra một thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại. - GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Trong phần lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945, chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi. — Phong trào đấu tranh ở các nước tư bản lên cao, nhiều đảng cộng sản ra đời và Quốc tế Cộng sản được thành lập. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới chủ nghĩa phát xít ra đời. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) : dựa vào mục b phần Kiến thức cơ bản để trả lời. Ill - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng. Nãm 1917 được lấy làm mốc mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại vì Phe Đức, Áo - Hung bị tiêu diệt. Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi cục diện chiến tranh. c. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi làm thay đổi cục diện thế giới. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc. Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết ra đời vào A. tháng 5 - 1918. B. tháng 2 - 1921. c. tháng 12- 1922. D. tháng 3 - 1924. Quốc gia không bị ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới 1929 - 1933 là A. Anh. B. Pháp. c. Nhật Bản. D. Liên Xô. Phong trào mở đầu cho cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam. khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra ở In-đô-nê-xi-a. c. phong trào giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì. D. phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc. Câu 2. Hãy so sánh về quy mô, mức độ và thiệt hại của Chiến tranh thế giới thứ hai với Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3. Nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?