Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

  • Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 1
  • Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 2
  • Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 3
  • Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 4
  • Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 5
NHẬT BẢN GIỮA THÊ KỈ XIX - ĐẦU THÊ KỈ XX
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
- Biết được những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị nãm 1868, thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang chú nghĩa đế quốc.
Giải thích được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới cầm quyền Nhật Bản, cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nước này hồi thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.
Nắm vững được khái niệm "duy tân" "cải cách", biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.
Kiến thức cơ bản
a) Cuộc Duy tân Minh Trị
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của tầng lóp quý tộc tư sản ; ban hành Hiêh pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.
■b) Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này đối với nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến : chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nga - Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận,
Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên... Tinh hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản
Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân vẫn'bị bần cùng hoá.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới sự thành lập Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản năm 1901.
Cách học
Mục I:
Lí giải được vì sao vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được nền độc lập dân tộc và còn phát triển kinh tế nhanh chóng, trở thành nước đế quốc chủ nghĩa ?
Ghi nhớ nội dung cuộc Duy tân Minh Trị và kết quả của nó.
Mục II : Quan sát lược đồ đế quốc Nhật cuối thê' kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tìm hiểu trong những chuyển biến của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị, biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Ghi nhớ sự mở rộng lãnh thổ của Nhật Bản.
Mục III : Tim hiểu nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Sôgun (Shogun, còn gọi là "Tướng quân") : Tước hiệu do Thiên hoàng phong cho những người cầm quyền quân sự thời kì Mạc phủ ở Nhật Bản. Là người đứng đầu chính quyền quân sự. Chính quyền Sôgun tồn tại song song với chính quyền Thiên hoàng cho tới năm 1868, khi Mạc phủ Tôkugaoa bị lật đổ.
Cải cách : Đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Có nhiều loại và mức độ cải each : cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cải cách trong một số lĩnh vực...
Duy tân (phong trào) : Phong trào đấu tranh đòi thay đổi theo cái mới, cái tiến bộ, bỏ cái cũ, cái lạc hậu trong đời sống xã hội, xây dựng đất nước,...
Duy tân Minh Trị: Cuộc cải cách do Nhật hoàng Minh Trị (Meiji) tiến hành từ năm 1868. Cuộc cải cách này đã đưa nước Nhật phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ ríghĩa, rồi nhanh chóng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Duy tân Minh Trị là một hình thức của cuộc cách mạng tư sản.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Cuộc Duy tân Minh Trị.:
Nội dung :
Kinh tế : Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông...
Chính trị, xã hội : Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những HS ưu tú đi học ở phương Tây.
Về quân sự : Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
Ý nghĩa : Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương Tây.
Những dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc : Tham khảo mục 2.b để trả lời.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
A "•
Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được bắt đầu vào thời gian
A. tháng 1 - 1867.	B. tháng 1 - 1868.
c. tháng 1 - 1869.	D. tháng 1 - 1870.
Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ti độc quyền.
c. Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.
D. ý B và c.
Các vùng là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào Nhật Bản hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu ở
B. Đông Nam Á. D. Trung Quốc.
A. Đông Bắc Á.
c. châu Á - Thái Bình Dương.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Nhật Bản đã dẫn đến sự thành lập của tổ chức nào vào năm 1901 ?
B. Đảng Cộng sản. D. Đảng Công nhân.
A. Một số tổ chức Công đoàn, c. Đảng Xã hội dân chủ.
Câu 2. Chế độ Mạc phủ là gì ?
Câu 3. Khi Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, nhân dân lao động được hưởng quyền lợi gì ?