Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

  • Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác trang 1
  • Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác trang 2
  • Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác trang 3
  • Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác trang 4
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
VÀ Sự RA ĐỜI CỦA CHỦ NCHĨA MÁC
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Hiểu được nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân; kết cục của phong trào đập phá máy móc ; nét chính về tiểu sử Mác và Ãng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học ; nét nổi bật của phong trào công nhân 1849-1870 và vai trò của Quốc tế I.
Biết ơn Mác và Ăng-ghen, bồi dưỡng tinh thần quốc tế chân chính.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định... về các sự kiện lịch sử.
Kiến thức cơ bản
Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
Phong trào đập phá máy móc và hãi công
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại rẻ mạt. cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. Vì vậy, công nhân đã nổi dậy đấu tranh.
Hình thức đấu tranh đầu tiên' của công nhân là đập phá máy móc và đốt công xưởng. Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Bỉ,...
Đến đầu thế kỉ XIX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các công đoàn để bảo vệ mình.
Phong trào công nhân trong những năm 1830 -1840
Nãm 1831, công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.
Nãm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ.
Phong trào Hiến chương ở Anh, từ nãm 1836 đến năm 1847, có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
Các cuộc đấu tranh của công nhân ở Pháp, Đức, Anh nêu trên tuy cuối cùng đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhàn quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác ■ * c. Mác và Ph. Ăng-ghen
c. Mác sinh nãm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động.
Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.
Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức), hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu thêm về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn "Tinh cảnh giai cấp công nhân Anh".
Nãm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn thân với nhau, cùng hoạt động cách mạng.
Sự ra đời của "Đồng minh những người cộng sản" và "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
Khi hoạt động ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu "Đồng minh những người chính nghĩa", sau đó hai ông cải tổ thành "Đồng minh những người cộng sản". Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.
Tháng 2 - 1848, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản". Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phong trào cóng nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất
Sau khi "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là ở Pháp, Đức.
Ngày 28 -9 - 1864, công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", còn gọi là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.
Từ khi thành lập đến nãm 1870, Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.
Cách học
Mục I : Giải thích được nguyên nhân công nhân đấu tranh. Tìm hiểu những hình thức đấu tranh buổi đầu của công nhân có ý nghĩa như thế nào ?
Mục II:
Tìm hiểu về Mác và Ăng-ghen để lí giải vì sao hai ông là những người bạn thân và có nhiều điểm chung trong tư tưởng.
Hiểu được điểm nổi bật của phong trào công nhân thời kì này là tính chất quần chúng và có ý thức rõ hơn về quyền lợi giai cấp cách mạng nhưng chưa có cương lĩnh rõ ràng. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đã đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử.
Một số khái niệm, thuật ngữ
Công đoàn : là hội đoàn của những người lao động cùng một ngành nghề, hay cùng một công xưởng, để bảo vệ cho quyền lợi của thành viên.
Chủ nghĩa Mác : Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác, Ph.Ãng-ghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Đây là một hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm triết học, kinh tế học, chính trị, xã hội học về nhân thức và cải tạo thê' giới. Chủ nghĩa Mác ưở thành cơ sở tư tưởng, lí luận của giai cấp vô sản hiện đại.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
T. Về tiểu sử của Mác và Ăng-ghen :
Các Mác sinh nãm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng thông minh học giỏi. Nãm 23 tuổi, đỗ Tiến sĩ Triết học. Nãm 1843, bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng,' Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Mác sớm kết luận rằng, giai cấp công nhân phải được vũ trang bằng lí luận cách mạng mới có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử là giải phóng loài người khỏi ách áp bức.
Ăng-ghen sinh nãm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Ông sớm nhận ra bản chất bóc lột, thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Cũng như Mác, Ãng-ghen sớm nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của tư sản, giải phóng mọi áp bức bất công.
Về vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế:
Từ khi thành lập (1864) đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào,công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hằng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại những tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội...
Ill	- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
Khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu" là khẩu hiệu đấu tranh của
A. công nhân Anh.	B. công nhân Li-ông (Pháp),
c. công nhân Sơ-lê-din (Đức). D. công nhân I-ta-4i-á.
"Phong trào Hiến chương" là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của
A. công nhân Anh.	B.	công	nhân Pháp.
c. công nhân Đức.	D.	công	nhân Hà Lan.
Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào ? ơ đâu ?
A. Năm 1854 - Béc-lin	B.	Năm	1864 - Luân Đôn
c. Nãm 1874 - Pa-ri	c.	Năm	1884 - Mát-xcơ-va
Nhiệm vụ rất quan trọng của Quốc tế thứ nhất là
tuyên truyền và giác ngộ cho công nhân tinh thẩn đoàn kết quốc tế.
đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân.
c. đại diện cho công nhân quốc tế kí kết các thoả thuận với chính phủ.
D. truyền bá học thuyết Mác, đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.
Câu 2. Hãy đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất.
Câu 3. Cuộc đời của Mác và Ăng-ghen đã để lại ấn tượng nào sâu sắc nhất đối với bản thân em ? Vì sao ?