Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 1
  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 2
  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 3
  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 4
  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 5
  • Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 6
CHÂU ÂU GIỮA HAI cuộc CHIÊN TRANH THÊ GIỚI (1918 -1979)
- HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Học sinh cần nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những nãm 1918 - 1939.
Nêu được sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 và tác động của nó đối với châu Âu.
Phân tích vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức, nhưng lại thất bại ở Pháp.
Rèn luyện tư duy lôgích, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong kết quả của các sự kiện đó.
Sử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động như thế nào đến lãnh thổ các quốc gia đề cập đến trong bài học.
Kiến thức cơ bản
a) Châu Ầu trong những năm 1918 -1929
Những nét chung :
+ Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan rã của đế quốc Áo - Hung và sự bại trận của nước Đức.
+ Hầu hết các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thua trận, đều bị suy sụp về kinh tế : nước Pháp có 1,4 triệu người chết, nước Đức 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa.
+ Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
+ Những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về' chính trị, phục hồi và phát triển về kinh tế.
Cao trào cách mạng 1918 - ỉ 923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản :
+ Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu hết các nước châu Âu : Anh, Pháp, Đức, Hung-ga-ri, Ba Lan, Tiệp Khắc.
Phong trào tiêu biểu nhất là ở Đức do Đức là nước bại trận, khủng hoảng • nghiêm trọng về mọi mặt. Ngày 9-11-1918, tổng đình công nổ ra ở Béc-lin, sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và nông dân, lật đổ chế độ quân chủ của vua Vin-hem II, thiết lập chê' độ cộng hoà tư sản ở Đức.
+ Qua cao trào cách mạng, Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước như : Đức, Hung-ga-ri, Pháp, Anh, I-ta-li-a đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để chỉ đạo phong trào cách mạng thế giới. Ngày 2-3-1919, Quốc tê' Cộng sản được thành lập tại Mát-xcơ-va do hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga. Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới từ nãm 1919 đến nãm 1943.
b) Châu Ầu trong những năm 1929 —1939
Cuộc khủng hoảng kinh tê' thế giới 1929 - 1939 và những hậu quả của nó :
+ Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tê' bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ các nước tư bản, kéo dài đến nãm 1933. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy, đã đẩy lùi mức sản xuất lại mức hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
+ Để thoát khỏi khủng hoảng, một sô' nước tư bản như Anh, Pháp, Mĩ tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội..., một sô' nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hoá chê' độ thống trị : thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chê' độ khủng bô' công khai và phát động chiến tranh để phân chia lại thê' giới.
Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh,:
+ Từ đầu những nãm 30 của thế kỉ XX, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, một cao trào cách mạng đã bùng nổ.
+ Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận Nhân dân đã được thành lập ở nhiều nước nhằm đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, tiêu biểu là ở Pháp.
+ Trong cuộc bầu cử tháng 5 - 1936, Mật trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi và đã thành lập Chính phủ của Mặt trận, thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 - 1939.
Cách học
Mục I : Tập trung tìm hiểu những nét chung của châu Âu trong những nãm • 1918 - 1929, ghi nhớ những nét chính về diễn biến của cao trào cách mạng nãm 1918 - 1923 dẫn tới sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.
Mục II : Nắm được những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và hậu quả của nó. Biện pháp để thoát khỏi khủng hoảng của chính quyền ở các nước tư bản và phong trào Mặt trận Nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào ?
Một số khái niệm, thuật ngữ
- Chủ nghĩa phát xít
Từ "phát xít" bắt nguồn từ chữ fascio - có nghĩa là "bó" hay "nhóm" vũ trang chiến đấu ; là hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng.
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện trước hết ở I-ta-li-a từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó bọn phát xít đã nắm chính quyền ở I-ta-li-a, Đức, Nhật và bị đánh bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày nay ở phương Tây, một số người vẫn mưu toan khôi phục chủ nghĩa phát xít dưới hình thức mới.
-Quốc tế Cộng sản : còn gọi là Quốc tế thứ ba hay Đệ tam quốc tế. Ra đời tháng 3 - 1919 để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới, có nhiều công lao đạc biệt trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Lê-nin có vai trò quan trọng trong việc thành lập và lãnh đạo Quốc tế Cộng sản trong buổi đầu. Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán năm 1943 khi thấy sự tồn tại và hoạt động của tổ chức này không còn phù hợp với tình hình mới nữa.
-Mặt trận Nhân dân Pháp (Mặt trận Bình dân Pháp)
Liên minh chính trị của các lực lượng cánh tả Pháp, tập hợp Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, một số đảng phái và tổ chức tiến bộ khác để tiến hành cuộc đấu tranh chống chiến tranh phát xít và nguy cơ chiến tranh phát xít, đòi quyền lợi chính trị cho đông đảo quần chúng ...
Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Nghị viện và lên nắm chính quyền đến năm 1938 và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
Mặt trận Nhân dân Pháp có ảnh hưởng tích cực tới phong trào Dân chủ Đông Dương thời kì 1936 - 1939.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK
Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929 : trả lời theo 4 ý ở phần Kiến thức cơ bản về Những nét chung.
Những đóng góp của Quốc tế Cộng sản cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 - 1943 : Trong thời gian tồn tại, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra. đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì của cách mạng thế giới.
Tại Đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp cho nhân dân các nước thuộc địa tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc một cách đúng dấn.
Tại Đại hội VII, Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu : Dựa vào mục b của phần Kiến thức cơ bản để trả lời (hâu quả về kinh tế, xã hội, chính trị thế giới).
Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp :
Ó Đức : Đảng Cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình phát xít hoá.
Ớ Pháp : Đảng Cộng sản đã huy động quần chúng nhân dân, tập hợp mọi lực lượng trong Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và thi hành một số chính sách tiến bộ. Kết quả Mật trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 5 - 1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập.
Ill	- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Càu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ỷ trả lời đúng.
Nền thống trị của tư sản châu Âu (1918 - 1923) lâm vào khủng hoảng trầm trọng là do
chiến tranh làm cho các nước tư bản châu Âu mất hết thuộc địa.
phải bồi thường chiến phí sau chiến tranh, c. các ngành kinh tế bị suy sụp.
D. cao trào cách mạng bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu.
Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa được Quốc tế Cộng sản thông qua tại
A. Đại hội lần thứ nhất (1920). B. Đại hội lần thứ hai (1921). c. Đại hội lần thứ ba (1924).	D. Đại hội lần thứ tư (1927).
Nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ?
Chính phủ các nước tư bản không quản lí được kê' hoạch sản xuất.
Các nhà tư bản.chạy đua theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt, hàng hoá ế thừa, c. năng suất lao động tăng quá nhanh dẫn đến nhiều người thất nghiệp.
D. nhân công nhiều, giá rẻ.
Kẻ biến nước Đức thành "lò lửa chiến tranh" là
A. Him-le.	B. Hít-le.
c. Pao-lút. .	D. Mút-xô-li-ni.
Câu 2. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về tính chất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
1. Cuộc khủng hoảng lớn nhất
a) Diễn ra trên tất cả các mặt của nền kinh tế thế giới ; tai hại nhất là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao. Chủ nghĩa phát xít ra đời
2. Cuộc khủng hoảng kéo dài nhất
b) Ảnh hưởng và lan rông đến tất cả các nước tư bản phát triển và các nước thuộc địa, phụ thuộc
3. Cuộc khủng hoảng gây thiệt hại nặng nề
c) 5 nãm, dài hơn tất cả các cuộc khủng hoảng trước đó
Câu 3. Vì sao phong trào cách mạng ở các nước tư bản phát triển lại được đẩy mạnh trong những năm 1919 - 1923 ?
Câu 4. Quốc tế Cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào ? Vì sao đến năm 1943 Quốc tế Cộng sản lại tuyên bố giải tán ?