Giải Lịch Sử lớp 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 1
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 2
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 3
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 4
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 5
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 6
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 7
  • Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 trang 8
ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
I - HƯỚNG DẪN HỌC
Mục tiêu bài học
Nắm được một cách khái quát tiến trình lịch sử dân tộc từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1918).
Các bước xâm lược của Pháp ; cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta ; nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối thế kỉ XIX.
Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến (1885 - 1896).
Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
Cảm phục, ngưỡng mộ ý chí cãm thù giặc, tinh thần chiến đấu, anh dũng, kiên cường, xả thân vì đất nước của nhân dân ta qua đó cần noi gương, học tập thế hệ ông cha đi trước.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử, kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng tường thuật, ghi nhớ sự kiện.
Kiến thức cơ bản
Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Từ
9-1858 đến tháng
1859
Thực dân Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam.
Quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đã đánh trả quyết liệt.
Từ tháng
2-1859 đến tháng
6-1862
-Tháng 2-1859, quân Pháp kéo vào đánh chiếm Gia Định
-Tháng 2-1862, Pháp tăng quân, chiếm đóng Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long
Quân triều đình kháng cự yếu ớt. Triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
Nhân dân địa phương đã tự nổi ' lên đánh giặc khiến chúng khốn
đốn, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, của Trương Định...
Tháng
6 - 1867
Quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên khởi nghĩa khắp nơi.
Ngày 20 - 11 - 1873
Pháp đánh chiếm Bắc Kì và tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất.
Buộc triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874), công nhận 6 tỉnh Nam Kì là thuộc địa của Pháp.
Quân triều đình bị thất bại, nhân dân tiếp tục kháng Pháp làm nên chiến thắng tiêu biểu tại Cầu Giấy (21-12-1873).
Ngày 25-4 -1882
Quân Pháp đánh chiếm Bắc Kì và tấn công Hà Nội lần thứ hai.
Quân triều đình bị thất bại, nhân dân tiếp tục kháng pháp làm nên chiến thắng tiêu biểu tại Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883).
Ngày 18-8 -1883
Pháp tấn công cửa biển Thuận An (Huế).
Triều đình đầu hàng, kí Hiệp ước Hác-măng (25-8-
, rồi Pa-tơ-nốt (6-6-
. Pháp hoàn thành quá trình xâm lược. Toàn bộ nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.
Phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục bùng nổ và diễn ra quyết liệt.
-	-X
Phong trào Cần vương (1885 - 1896)
Lập niên biểu:
Thời gian
Sự kiện
Ngày 5-7-1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
Ngày
13-7-1885
Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.
Từ 1885 đến 1888
Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
Tháng 11-1888, vua Hàm Nghi bị bắt.
Từ 1888 đến 1896
Phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì (khởi Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê...)
Phong trào yêu nước đầu thê kỉ XX (đến năm 1918)
Phong trào Đông du (1905 - 1909).
Đông Kinh nghĩa thục (1907).
Phong trào Duy tân và chống thuế ở Trung Kì (1908).
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916).
Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917).
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
Những nội dung chủ yếu
Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam giàu sức người sức của.
Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp
Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm (tư tưởng cầu hoà, sợ giặc...).
Thực dân Pháp có vũ khí hiện đại trong khí quân ta vũ khí còn thô sơ, thiêU' thốn...
vể phong trào Cần vương chống Pháp cuối thê'kỉ XIX
Nguyên nhân bùng nổ :
+ Âm mưu thống trị của thực dân Pháp.
+ Lòng yêu nước, ý chí bật khuất của quần chúng nhân dân.
+ Thái độ kiến quyết chống Pháp của phái chủ chiến.
Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX :
+ Quy mô : diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
+ Thành phần tham gia: bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân.
+ Tính quyết liệt : Phong trào diễn ra rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh : khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt.
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
-Nguyên nhân : tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào, nhất là tấm gương tự cường của Nhật Bản.
Nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX:
+ Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hoà).
+ Về biện pháp đấu tranh : phong phú, ngoài khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc còn chú ý đến vấn đề cải cách xã hội dưới nhiều hình thức (hợp pháp, bất hợp pháp ; vận động học sinh đi đi du học ; vận động chấn hưng thực nghiệp ; truyền bá tư tưởng mới (duy tân) ; kết hợp xây dựng lực lượng trong nước với sự giúp đỡ của bên ngoài...)
+ Về thành phần tham gia : gồm đông đảo các tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn, khắp ba miền...
Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (những sự kiện chính, ý nghĩa)
Cách học
Đây là bài ôn tập, nên yêu cầu phải tổng họp, khái quát hoá kiến thức cho cả một giai đoạn trên cơ sở những đơn vị kiến thức đã được học qua từng bài. Vì vậy, cần chuẩn bị bài trước ở nhà theo những nội dung trong SGK, sau đó, trong quá trình GV giảng bài, HS theo dõi, sửa chữa và hoàn thiện bài làm của mình.
Để có thể nắm được một cách khái quát nhất về quát trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp, có thể lập sơ đồ kiến thức bằng trục nằm ngang. Trên đó, đánh dấu các sự kiện cơ bản trong các bước xâm lược của thực dân Pháp : 1858,1862,1874,1884.
II - HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH
Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong 'phong trào cần vương theo các mục :
Khởi
nghĩa
Thời
gian
Lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Nguyên nhân thất bại
Ý nghĩa, bài học
Ba Đình
1886 -
1887
Phạm
Bành,
Đinh
Công
Tráng
Huyện Nga Sơn -
Thanh Hoá
Hạn chế của ý
thức hệ phong kiến. Khẩu hiệu Cần Vương chưa thực sự đáp ứng được	nguyện
vọng sâu sắc của nhân dân...
Hạn chế của
những	người
lãnh đạo: chiến đấu mạo hiểm, phiêu lưu; chiến lược, chiến thuật sai lầm; thiếu liên hệ với nhau.
So sánh lực lượng chênh lệch.
Các cuộc
khởi nghĩa đã	góp
phần làm chậm quá trình bình định vùng Bắc Kì và Trung Kì của	thực
dân Pháp.
Thể hiện
tinh	thần
yêu nước, vì độc lập tự do của dân tộc.
Để	lại
Bãi Sậy
1883 -
1892
Nguyễn
Thiện
Thuật
Địa bàn mở rộng trong phạm	vi
các huyện Vãn Lâm, Vãn Giang, Yên Mĩ và
Khoái
Châu của Hưng Yên. Có	lúc
nghĩa quân còn mở
rộng hoạt động sang các	tỉnh
Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng
Yên.
nhiều bài học kinh nghiệm quý
báu cho dân
tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc (bài học về	khởi
nghĩa ” vũ trang,	về
xây dựng lực lượng, xây dựng cãn cứ...).
Hương
Khê
1885-
1895
Phan
Đình
Phùng.
Thanh
Hoá, Nghệ An,	Hà
Tĩnh	và
Quảng
Bình.
So sánh hai xu hướng cứu nước : bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh :
Xu
hướng
Chủ
trương
Biện pháp
Khả năng thực hiện
Tác dụng
Hạn chê
Bạo
động
của
Phan
Bội
Châu
Đánh Pháp để giành độc	lập
dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ về kinh	tế,
chính trị, văn hoá.
Xây dựng lực lượng	trong
nước kết hợp với việc cầu viện	nước
ngoài để tiến tới tới bạo động,	giành
chính quyền.
Phù họp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện được.
Khuấy động lòng yêu nước, cổ	vũ
phong trào đấu tranh
của nhân
dân.
Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai
lầm.
Cải
Vận động
- Dựa
vào
Không thể
- Cổ	vũ
Biện pháp
cách
cải cách
Pháp để
chấn
thực hiện
tinh thần
mang tính
của
trong nước
chỉnh lại
chế
được vì trái
học tập tự
cải lương,
Phan
để khai trí,
độ phong
kiến
với đường
cường.
chủ trương
Châu
mở ngành
Việt Nam.
lối	của
- Giáo due
bất tay với
Trinh
công thương nghiệp tự cường.
- Mở trường học, vận động
nhân dân tiến hành duy tân
đất nước.
Pháp.
tư tưởng chống, các hủ	tục
phong kiến.
Pháp làm phân tán tư tưởng cứu nước
của nhân
dân.
Ill	- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM tra, đánh giá
Câu 1. Khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập là
A. năm 1862.	B. năm 1874.
c. nãm 1883.	D. năm 1884.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì ?
Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn.
Thiếu một lực lượng tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
c. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh đã bắt tay với Pháp, để mặc cho Pháp tự do hành động ở Việt Nam.
Tầng lớp có vai trò tiên phong trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là
văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước.
vãn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ. ■
c. công nhân.
D. tư sản.
Nét mới trong phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 là gì ?
Cuộc vận động giải phóng dân tộc ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ.
Xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.
c. Sự hình thành khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản.
D. Sự tham gia đông đảo của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Câu 2. Hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX.
Câu 3. Nguyên nhân nào làm xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ?