Giải Hóa 11 - Bài 1: Sự điện ly

  • Bài 1: Sự điện ly trang 1
  • Bài 1: Sự điện ly trang 2
TÁC GIẢ
CHƯONGI. Sự ĐIỆN LI
BÀI 1.	Sự ĐIỆN LI
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Hiện tượng điện li
Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li. Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Vậy axỉt, bazơ và muối là những chất điện li.
Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.
Phân loại các chất điện li
Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phần tử hòa tan đều phân li ra ion như: HC1, HNỌ3, HCIO4, H2SO4,... các bazơ mạnh như: NaOH, KOH, Ba(OH)2,... và hầu hết các muối.
Chất điện lì yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch như: CH3COOH, HC1O, H2S, HF, H2SO3, ... các bazơ yếu như: Bi(OH)3, Mg('OH)2,...
Chú ý: Sự phân li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi nào tốc độ phân li và tốc độ kết hợp các ion tạo lại phân tử bằng nhau, cân bằng của quá trình điện li được thiết lộp. Cân bằng điện li là cân bằng động. Giống như mọi cân bằng hóa học khác, cân bàng điện lí cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ - Sa - tơ - li - ê.
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA TRANG 7
Câu 1. Trong dung dịch: các axit, các bazơ, các muối phân li ra các ion dương và ion âm chuyển động tự do nên dung dịch của chúng có khả năng dẫn điện.
Thí dụ:	HC1 	> H+ + C1
NaOH 	> Na+ + OH’
NaCl 	> Na+ + cr
Còn các dung dịch như ancol etylic, đường saccarozơ, glixerol không dẫn điện vì trong dung dịch chúng không phân li ra các ion dương và ion âm.
GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC 11 - Cơ BÀN	5 
Câu 2. Sự điện li là sự phân li thành các (ion dương và ion âm) của phân tử chất điện li khi tan trong nước.
Chất diện li là những chất tan trong nước và tạo thành dung dịch dẫn được điện.
Các chất là chất điện li như các axit, các bazơ, các muối tan được trong nưức.
Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Thí dụ:	H2SO4 	> 2H+ + SO2-
KOH 	> K+ + OH’
Na2SO4 	> 2Na+ + SO2-
Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Thí dụ:	H2S H+ + HS"
Câu 3. a)	Ba(NO3)2 	> Ba2+ + 2 NO;
(M)	0,1 ->	0,1	0,2
=> [Ba2+] = O,1M và [NO;] = 0,2M.
HNO3 	>
H+
+ NO;
(M)
0,02 ->
0,02
0,02
=> [H+]
= [NO;] = 0,02M.
KOH 	>
K+
+ OH~
(M)
0,01 ->
0,01
0,01
=> [K+]
= [OH-] = 0,01M.
b) Các chất điện li yếu HC1O; HNO2
HC1O <=
——> H+ + C1O-
hno2 H+ + NO;
Câu 4. Chọn D.
Do khi tan (trong nước) các phân tử chất điện li phân li ra thành các cation và anỉon.
Câu 5. Chọn A.
Do KC1 rắn, khan tồn tại dưới dạng mạnh tinh thể ion, rất bền vững. Không phân li ra được ion dương và ion âm (di chuyển tự do) nên không có khả năng dẫn điện.