Giải Sinh 10 - Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật

  • Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật trang 1
  • Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật trang 2
  • Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật trang 3
CHƯƠNG II.	SINH TRƯỞNG
VÀ SINH SẢN CỦA Vĩ SINH VẬT
Bài 25. SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng các thành phần của tế bào và có thể dẫn đến sự tăng kích thước và khối lượng của sinh vật ở giai đoạn lớn lên theo cơ chế nguyên phân.
Nuôi cấy không liên tục
Khái niệm
Là nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường lỏng ở một nhiệt độ thích hợp, trong một thời gian nhất định, trong suốt quá trình đó người ta không bổ sung chất dinh dưỡng và cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.
Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha. Đó là pha tiềm phát (pha lag), pha lũy thừa (pha log), pha cân bằng và pha suy vong.
Đồ thị và ý nghĩa của các pha
Pha tiềm phát (pha log): Đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được nuôi cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Trong pha này vi khuẩn phải thích ứng với môi trường mới, do đó chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
Pha lũy thừa (pha log): ở pha này vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa, trong pha này quá trình trao đổi chất diễn ra rất mạnh mẽ.
Pha cân bằng: ở pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần, số lượng tế bào chết đi cân bằng với tế bào sống.
Pha suy vong: số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm, chất độc hại tích lũy quá nhiều, độ pH thay đổi.
Nuôi cây liên tục
Là nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải.
8. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Cho biết khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật?
Sinh trưởng là sự tăng các thành phần của tế bào và có thể dẫn đến sự tăng kích thước cũng như số lượng của vi sinh vật hoặc cả hai.
Câu 2. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
Pha lag: vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, nên tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
Pha log: vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh, sô' lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt tới cực đại (thời gian thế hệ đạt tới hằng số).
Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log.
Pha suy vong: số lượng tế bào chết vượt số lượng tế bào mới sinh ra. Một số vi khuẩn chứa enzim tự phân giải tế bào. Số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.
Câu 3. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi câ'y không liên tục có pha tiểm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Khi nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, tức là các hợp chất của môi trường cảm ứng đế hình thành các enzim tương ứng, còn trong nuôi cấy liên tục thì môi trường Ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.
Câu 4. Vì sao, trong nuôi câ'y không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày càng nhiều, do đó làm thay đổi tính thẩm thấu của màng khiến vi khuẩn bị thủy phân, còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.
Câu 5. Chọn câu đúng trong các câu sau:
ơ pha tử vong, một số vi khuẩn có hình dạng thay đổi do thành tế bào bị hư hại.
ở pha tử vong, một số vi khuẩn chết vì trao đổi chất của quần thể diễn ra quá mạnh.
ơ pha tử vong, số lượng tế bào vi khuẩn chết vư^'J số lượng tế bào mới được tạo thành.
ơ pha tử vong, một số vi khuẩn chứa các enzim, tự phân giải tế bào.
Đáp án’, a, c và d