Giải Sinh 10 - Bài 6. Axit nuclêic

  • Bài 6. Axit nuclêic trang 1
  • Bài 6. Axit nuclêic trang 2
  • Bài 6. Axit nuclêic trang 3
A. KIẾN THỨC CẨN NAM vững
Cấu trúc hoá học của nuclêôtit
Mỗi nuclêôtit có khối lượng phân tử trung bình là 300 đơn vị cacbon và bao gồm 3 thành phẩn.
-1 phân tủ' đường 5 cacbon (trong ADN là đường Đêsôxiriribôzơ, trong ARN là đường Ribôzơ).
-1 phân tử axit phosphoric
1 phân tử bazo' nitric có tính kiềm yếu. Trong ADN có 4 loại baz nitric là Ađênin (A), Guanin (G)., Xitozin (X) và Timin (T). Trong ARN có 4 loại baz nitric là Ađênin (A), Guanin (G), Xitozin (X) và Uraxin (U).
Do đó 4 loại nuclêôtit tương ứng là A, G, X, T trong ADN và A, G, X, u trong ARN.
Cấu trúc hoá học của ADN
ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, cũng có mặt ở ti thể, lạp thể. ADN là một loại axit hữu cơ có chứa các nguyên tô" chủ yếu như: c, H, o, N và p trong đó lượng p có từ 8 đến 10%.
ADN là đại phân tử, có khối lượng phân tử lớn, chiều dài có thế đạt tới hàng trăm micrômet, khối lượng phân tử có từ 4 đến 8 triệu, một số có thế đạt tới 16 triệu đơn vị cacbon.
ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một loại nuclêôtit, mỗi nuclêôtit có 3 thành phần, trong đó thành phần cơ bản là bazo'nitric. Có 4 loại nuclỗôtit là A, T, G, và X. Trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé.
Trên mạch đơn của phân tử, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị là hên kết được hình thành giữa đường CgH10O4 của nuclêôtit này với phân tử H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh (liên kết này được gọi là hên kết phôtphodieste). Liên kết phôtphođieste là liên kết rât bền, đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN tái bản và phiên mã.
Từ 4 loại nuclêôtit có thể tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bổ các nuclêôtit.
Cấu trúc của ARN
ARN có cấu trúc xoắn đơn, gồm 1 mạch pôlyribônuclêôtit ngắn. Mỗi ribônuclêôtit gồm 3 phân tử.
Học tốt Sinh học 10
1 phân tử axit phosphoric.
1 phân tử đường ribôz.
1 phân tử baz nitric có tính kiềm yếu.
Có 4 loại baz nitric A, X, G, u (Uraxin) nên cũng có 4 loại ribônuclêôtit tương ứng.
Có 3 loại ARN chính:
ARN thong tin (mARN): là một mạch pôlyribônuclêôtit sao chép đúng mạch gốc 1 đoạn ADNtgen cấu trúc) theo NTBS nhưng trong đó u thay cho T.
ARN ribôxôm (r ARN): cũng có cấu trúc 1 mạch, sao chép đúng mạch gốc đoạn ADN theo NTBS nhưng trong đó u thay cho T.
ARN vận chuyến (t ARN): ARN vận chuyến có cấu trúc một mạch pôlyribônuclêôtit nhưng cuộn lại ở một đầu. Trong mạch có đoạn baz nitric liên kết với nhau theo nguyên tắc bố sung: (A bồ sung với u, X bổ sung cho G) nhưng có đoạn không có cặp bazờ nitric mà tạo thành những thùy tròn. O’ một đầu của phân tử, có bộ ba đối mã gồm 3 ribônuclêôtit đặc hiệu đôi với axit amin mà nó vận chuyến, đầu đối diện có vị trí gắn với axit amin đặc hiệu.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Nêu sự khác biệt về cấu trúc của ADN và ARN.
ADN: là chuỗi xoắn kép (gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit). Đơn phân của ADN là A (ađênin), T (timin), G (guanin), X (xitozin), trong thành phần của nó có đường đêôxiribôzơ (C5H10O4).
ARN: Cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Đơn phân của ARN là A (ađỗnin), u (uraxin), G (guanin), X (xitozin), trong thành phần của nó có đường ribôzo' (C5H10O5).
Câu 2. Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì tiến hoá cơ thể tạo nên được thế giới sinh vật đa dạng như ngày nay hay không?
Nếu phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân rất khó xảy ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em, khó xảy ra sự hoán vị gen tương ứng, rất khó tạo ra các biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên, đồng thời quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, nên sinh giới không thế đa dạng như ngày nay.
Câu 3. Trong tê bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót vể trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào vể cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các nuclêôtit trên phân tử ADN là vì mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit kết hợp với nhau theo NTBS. Đó là: A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hidrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hidrô (và ngược lại). Do vậy, thông tin di truyền được bảo quản tốt. Khi có sự hư hỏng (đột biến) ở mạch này thì mạch kia (không bị hư) sẽ được dùng làm khuôn đế sửa chữa cho mạch bị đột biến.
Câu 4. Tại sao chỉ vổi 4 loại nuclêôtit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên các sinh vật có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit nhưng do thành phần và trình tự phân bố của các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà từ 4 loại nuclêôtit đó có thế tạo ra vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN đó lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.
Câu 5. Tính đặc thù và đa dạng của ADN được quy định bởi yếu tố nào?
Các liên kết hoá trị và liên kết hidrô trên phân tử ADN.
Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong chuỗi pôlypeptit.
Thành phần và số lượng của nuclêôtit cấu tạo nên phân tử ADN.
Cả a và c đều đúng.
Đáp. án : b