Giải Sinh 10 - Bài 5. Prôtêin

  • Bài 5. Prôtêin trang 1
  • Bài 5. Prôtêin trang 2
  • Bài 5. Prôtêin trang 3
Bài 5.	PRÔTÊIN
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Cấu trúc không gian của prôtêin
Sau khi chuồi pôlypeptit dược tổng hợp xong chúng sẽ cắt axit amin mở đầu đê tạo chuỗi pôlypeptit hoàn chỉnh, biến đổi cấu hình không gian tạo nên các câu trúc bậc khác nhau.
Cấu trúc bậc 1: chuỗi pôlypeptit ở dạng mạch thẳng
Cấu trúc bậc 2: từ cấu trúc bậc 1 xoắn hình sin
Cấu trúc bậc 3: từ cấu trúc bậc 2 gấp lại một lần nữa hình thành do sự tạo thành cầu disunílt.
Câu true bậc 4: do các câu trúc bậc 3 kết hợp với nhau tạo thành có dạng hình cầu.
Vai trò prôtêin trong cơ thể sông
Tham gia vào cấu tạo tế bào và các cơ quan.
Hình thành nên các enzim làm nhiệm vụ điều khiển quá trình trao đối chất.
Tham gia vào các hoocmon điều khiển các quá trình của co' thể.
Prôtêin dạng y - globulin có vai trò kháng thể làm nhiệm vụ báo vệ.
Là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.
Vai trò trong cấu trúc di truyền
Là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thế và đảm bảo cho hoạt tính của ADN tăng lên.
Cùng với ADN hình thành nên sợi nhiễm sắc thể với chất nền là prôtêin histon.
Prôtêin dạng histon giúp cho nhiễm sắc thể giữ nguyên cấu trúc xoắn nhất định.
Tham gia vào cấu trúc của một số co' quan có khả năng chứa thông tin di truyền như ti thể, lạp thể.
Cơ chế sinh tổng hợp prôtêin
Vị trí
Diễn ra ỏ' tế bào chất tại ribôxôm.
Nguyên liệu
+ ADN khuôn mẫu + Gen tổng hợp mARN + Các loại tARN + Ribôxôm
+ Các loại axit amin + Enzim + Năng lượng + Hệ lưới nội chất.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Nêu các bậc cấu trúc của prôtêin.
Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là axit amin. Có hơn 2 loại axit amin khác nhau.
Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin khác nhau và chúng có cấu trúc và chức năng khác nhau. Prôtêin có thế’ có tốì đa 4 bậc cấu trúc khác nhau.
Cấu trúc bậc một: các axit amin liên kết với nhau tạo nên một chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong một chuỗi pôlipeptit đó. Một phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng cũng có những phân tử prôtêin bao gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với số lượng axit amin rất lớn.
Cấu trúc bậc hai: chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp không
ỏ' dạng mạch thẳng mà được co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc hai nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau. Học tót Sinh học 10	17
Cấu trúc bậc ba và bậc bốn: chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp lại được tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3. Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipepit thì các tiểu đơn vị là các chuỗi pôlipeptit lại được liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4. Khi cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin bị hỏng thì prôtêin sẽ mất chức năng sinh học.
Câu 2. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.
Trong co' thể người có rất nhiều loại prôtêin khác nhau như: côlagen, prôtêin histon, hemoglobin, các kháng thể, các enzim, các thụ thê trong tế bào...
Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
Hêmôglôbin có vai trò vận chuyển 02 và co2.
Prôtêin histon cấu tạo nên chất nhiễm sắc.
Kháng thể, Inteferon bảo vệ cơ thể chông tác nhân gây bệnh.
Câu 3. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đểu được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau vể nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, hãy cho biết sự khác biệt đó là do đâu?
Cơ thể chúng ta đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. Các axit amin này được sắp xếp khác nhau, thành phần khác nhau và số lượng khác nhau sẽ tạo ra vô số prôtêin khác nhau về cấu trúc và chức năng. Do vậy nên tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.
Câu 4. Prôtêin được cấu thành từ những nguyên tố chủ yếu nào?
Cacbon, hiđrô, ôxi và kali.
Cacbon, hiđrô, ôxi và nitơ.
Cacbon, hiđrô, ôxi và phôtpho.
Cacbon, hiđrô, canxi và phôtpho.
Đáp án: b
Câu 5. Chức năng prôtêin là gì?
Là vật liệu cấu tạo nên tất cả cấu trúc sống.
Là xúc tác sinh học (enzim) và điều chỉnh glucôzơ trong máu.
Chuyên chỏ' (hêmôglôbin) vào bảo vệ cơ thể (kháng thể).
Cả a, b và c đều đúng.
Đáp án: d