Giải Sinh 10 - Bài 7. Tế bào nhân sơ

  • Bài 7. Tế bào nhân sơ trang 1
  • Bài 7. Tế bào nhân sơ trang 2
  • Bài 7. Tế bào nhân sơ trang 3
CẤC TRÚC CỦA TỂ BÀO
TÊ BÀO NHÂN Sơ
CHƯƠNG II.
Bài 7.
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Cấu tạo và chức năng của tê bào nhân sơ
Tê bào nhân so' có ỏ' vi khuẩn, cấu tạo điển hình của tế bào vi khuẩn từ ngoài vào trong có:
Màng sinh chát và các bộ phận bên ngoài.
Tê bào chát.
Vùng nhân.
Màng sinh chất và các bộ phận bên ngoài
Từ ngoài vào trong đèn màng sinh chất củà tế bào vi khuẩn có : lông và roi, vỏ nhầy, thành tế bào và màng sinh chất.
Lông và roi
-Lông: rất nhiều loại vi khuẩn, trên bề mặt tế bào có rất nhiều lông nhỏ, mịn, bao phủ còn gọi là nhung mao, có tác dụng đệm cho vi khuẩn tránh các tác động co' học.
-Roi: còn đưực gọi là tiên mao. Mỗi vi khuẩn có chứa một hay nhiều roi tùy loại. Roi được xem là co' quan vận chuyển của vi khuẩn.
Vỏ nhầy (màng nhầy)
Bao quanh tế bào vi khuẩn và có độ dày mỏng khác nhau tùy theo loại, vỏ nhầy vừa có tác dụng bảo vệ, vừa là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vi khuẩn khi gặp môi trường không thuận lợi.
Thành lê bảo
Thành tế bào của vi khuẩn có thành phần hoá học, chủ yếu bằng chất peptiđôglican (còn gọi là murein). Căn cứ vào cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào, người ta chia làm hai loại vi khuẩn là vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.
Thành tế bào có độ cứng, chắc nhất định vừa tạo ra hình thái ổn định, vừa có tác dụng bảo vệ cho tế bào vi khuẩn.
Măng sinh chất (màng tế bào chất)
Được cấu tạo từ 2 lớp phốtpholipit và prôtêin giống như màng sinh chất ở tế bào nhân thực.
Chức năng của màng sinh chất là giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường và duy trì áp suất của tế bào.
Tê bào chât
Tế bào chất của tế bào vi khuẩn cũng như ở mọi tế bào khác, đều gồm 2 thành phần chính là bào tương và bào quan cùng một số cấu trúc khác.
Bào tương (còn gọi là dịch bào)
Bào tương có thành phần chủ yếu là nước và nhiều hợp chất hữu cơ, vô cơ khác nhau, hình thành nên một dạng chất keo bán lỏng.
Bào tương có vai trò duy trì áp suất thấm thấu của tê bào, giúp thực hiện trao đổi chất cho tế bào và là nơi xảy ra các phản ứng sống của tế bào như hô hấp, bài tiết,...
Bào quan và một số cấu trúc khác
Bào quan của tế bào vi khuẩn chưa phân hoá như ở tế bào nhân thực. Bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn là ribôxôm. Ribôxôm không có màng bọc, thành phần cấu tạo gồm có prôtêin và ARN ribôxôm (rARN). Chức năng của ribôxôm là nơi thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào. Một số thành phần khác có trong tế bào vi khuẩn như các hạt dự trữ.
Vùng nhân
Nhân của tế bào vi khuẩn thuộc loại nhân sơ, chưa có màng bọc và được gọi chính xác là vùng nhân.
Nguyên liệu di truyền chứa trong nhân là một phân tử ADN dạng vòng thường không kết hợp với prôtêin histon. Ngoài ra ở tế bào vi khuẩn còn có phân tử ADN dạng vòng nhỏ, được gọi là plasmit.
Nhân có vai trò quan trọng trong sự di truyền thông qua các hoạt động của ADN.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?
Thành tế bào vi khuẩn có độ dày từ 10 - 20nm, được cấu tạo bằng chất peptiđoglican (pôlisaccarit liên kết với peptit). Với cấu tạo như vậy thành tế bào vi khuẩn có chức năng quy định hình dạng của tế bào và bảo vệ tế bào.
Câu 2. Tế bào châ't là gì?
- Tế bào chất là vùng tế bào nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân tế bào. Tế bào chất ở mọi loại tế bào đều gồm 2 thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thông nội màng cùng các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, rARN và không có màng bao bọc. Đây là no'i tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ơ một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.
Câu 3. Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn?
Một số loại vi khuẩn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
Câu 4. Nêu vai trò của vùng nhân đôi với tế bào vi khuẩn?
Vùng nhân tế bào nhân sơ chứa vật chất di truyền, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vùng nhân tế bào nhân sơ chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi các lớp màng, vì thế tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ.
Câu 5. Tế bào vi khuẩn có kích thưóc nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loại vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.
Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.
Diện tích màng bao bọc lớn sẽ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh hơn.
Câu 6. Các chất nào tham gia vào cấu tạo thành tế bào nhân sơ?
Chất kitin và canxi	b. Xenlulôzơ
Peptiđiglican	d. Cả b và c đều đúng
Đáp án-, c
Câu 7. Tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?
Rất nhỏ, có cấu trúc rất đơn giản.
Không có màng nhân, không có các bào quan có màng bao bọc, nhưng có ribôxôm.
Vùng nhân chỉ có 1 phân tử ADN vòng.
Cả a, b và c đều đúng.
Đáp án-, d