Giải Sinh 10 - Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật

  • Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật trang 1
  • Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật trang 2
  • Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật trang 3
Bài 26.	SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
Phân đôi
Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở các sinh vật. Trong quá trình này, mỗi tế bào tăng lên về kích thước, tổng hợp mới enzim và ribôxôm đồng thời nhân đôi nhiễm sắc thể. Sau khi tế bào đạt gấp đôi chiều dài (đối với trực khuẩn) hoặc gấp đôi về đường kính (đối với cầu khuẩn), một vách ngăn sẽ phát triển tách 2 nhiễm sắc thể giống nhau và tế bào chất thành hai phần riêng biệt. Cuối cùng thành tế bào hoàn thành và 2 tế bào con rời nhau.
Nảy chồi và tạo thành bào tử
ở một số loài vi khuẩn, cơ thể mẹ tạo thành một chồi nhỏ và phát triển nhanh hơn các phần khác để trở thành một cơ thế’ mới. Còn ở nhóm vi khuẩn hình sợi sinh sản bằng cách phân cắt, phần đỉnh của sợi sinh trưởng trên cơ chất thành một chuỗi bào tử.
Khi phát tán đến cơ chất thuận lợi, mỗi bào tử này sẽ nảy mầm thành một cơ thể mới.
Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
Sinh sản bằng bào tử vô tính, hữu tính
Một số loại nấm sinh sản bằng cả bào tử vô tính và hữu tính, như nấm mốc.
Bào tử vô tính tạo thành chuỗi trên đỉnh của các sợi nấm kí sinh hoặc bên trong các túi nằm ở đỉnh các sợi nấm khí sinh.
Bào tử hữu tính gồm các dạng sau: bào tử túi, bào tử tiếp hợp và bào tử nấm.
Sinh sản bằng cách nảy chổi và phân đôi
Ớ nấm men chỉ có một số sinh sản bằng cách phân đôi. Còn đa số sinh sản bằng cách nảy chồi. Tức là trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi nhỏ, chồi lớn dần và nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt được kích thước của tế bào mẹ.
B. HƯỚNG DẪbí TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Vi khuẩn có thê sinh sản bằng hình thức nào?
Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi
Trong quá trình này, mỗi tế bào tăng lên về kích thước, tạo nên thành và màng, tổng hợp các enzim và ribôxôm đồng thời nhân đôi ADN. Sau khi tế bào đạt gấp đôi chiều dài (nếu là trực khuẩn) hoặc gấp đôi đường kính (nếu là cầu khuẩn), 1 vách ngăn sẽ phát triển tách 2 ADN giống nhau và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt. Cuối cùng thành tế bào được hoàn thiện và 2 tế bào con rời nhau ra.
Một số vi khuẩn sinh sản bằng cách phân cắt đỉnh của sợi khí sinh (sợi sinh trưởng phía trên cơ chất) chuỗi bào tử. ở môi trường thuận lợi, mỗi bào tử nảy mầm thành cơ thể mới.
Nảy chồi: Một số vi khuẩn sinh sản nhờ nảy chồi, tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một số vi khuẩn mới.
Câu 2. Cho ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm?
ớ vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
Ớ nấm có hai loại bào tử sinh sản
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...
+ Bào tử vô tính : bào tử trần có ở nấm Aspergillus (nấm cúc), nấm penicillium (nấm chổi) và bào tử túi có ở nấm Mucor.
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hay không, bào tử nấm chỉ có các lớp màng cấu tạo chủ yếu là hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxidipicolinat nên nó kém chịu nhiệt.
Câu 3. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phổng, bị biến dạng, vì sao?
Do thịt đóng hộp không diệt khuẩn đúng quy trình để lâu ngày các nội bào tử mọc mầm phát triển phân giải các chất, thải ra ôxi và các loại khí khác làm cho hộp phồng lên.
Câu 4. Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế nào?
Ở nấm men, chỉ một số sinh sản bằng cách phân đôi còn đa số sinh sản theo kiểu nảy chồi (nấm men rượu). Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi, chồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt tới kích thước của tế bào mẹ.
Câu 5. Kãy mô tả sự tạo thành bào tử hữu tính ở nấm men.
Nấm men có thể sinh sản hữu tính. Khi tế bào lưỡng bội giảm phân, tạo thành 4 hoặc trên 4 bào tử đơn bội có thành dày bên trong tế bào mẹ.
Ớ đa số nấm men, thành tế bào mẹ trở thành một túi (mang) chứa các bào tử. Khi túi vỡ, các bào tử được giải phóng, các bào tử đơn bội khác nhau về giới tính sẽ kết hợp với nhau tạo thành một tế bào lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ.
Câu 6. Kình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ? Kãy chọn phương án đúng.
a. Nảy chồi	b. Phân đôi
Tạo thành bào tử	d. Cả a, b và c đều đúng
Đáp ánz d