Giải Sinh 10 - Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

  • Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch trang 1
  • Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch trang 2
  • Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch trang 3
  • Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch trang 4
Học tốt Sinh học 10
Bài 32.
BỆNH TRUYỀN NHIEM và mien dịch
A. KIẾN THỨC CẨN NAM vững
I. Bệnh truyền nhiễm
Khái niệm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thế’ khác. Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: mầm bệnh, số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. Tác nhân gây bệnh có thể rất đa dạng: virut, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm.
Các phương thức lây truyền và phóng tránh bệnh truyền nhiễm
Các phương thức lảy truyền bệnh truyền nhiễm
Mỗi loại bệnh truyền nhiễm có môt cách lây truyền riêng:
Lây truyền theo đường hô hấp.
Lây truyền theo đường tiêu hoá.
Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tốn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường tình dục).
Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hòặc qua sữa mẹ).
Biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Đến nay, con người đã điều chế ra các loại vacxin và thuốc để phòng, trị nhiều bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, còn nhiều bệnh khác vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, phòng tránh bệnh truyền nhiễm đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của cơ quan y tế và thực hiện các biện pháp vệ sinh, điều trị có tính hợp lý, khoa học.
Sau đây là một số biện pháp phố’ biến.
Tiêm phòng các loại bệnh đã có văcxin đúng liều lượng và đúng thời gian quy định.
Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch. Không phóng uế bừa bãi làm lây truyền các mầm bệnh và vật trung gian truyền bệnh.
Thực hiện lối sống lành mạnh, bài trừ các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy,...).
Khi có bệnh, kịp thời đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, có biện pháp ngăn chặn khi có phát sinh bệnh trong cộng đồng, không đế lây lan thành dịch.
Đồ dùng cá nhân phải thường xuyên được tẩy rửa để tránh nhiễm trùng.
II. Miễn dịch
Khái niệm miễn dịch
Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,...) khi chúng xâm nhập vào co' thế.
Đặc điểm và tác dụng của các loại miễn dịch
Có 2 miễn dịch chính là:
Miễn dịch không đặc hiệu.
Miễn dịch đặc hiệu.
Miễn dịch đặc hiệu gồm 2 loại là miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.
* Dưới đây là bảng khái quát về đặc điếm và tác dụng của môi loại miễn dịch:
Miễn dịch không
đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch dịch thể
Miễn dịch tế bào
Đặc
điểm
Mang tính bẩm sinh, gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên như: da, dịch tiết cơ thể (dịch nước bọt, dịch tiêu hoá, nước mắt,...) lông rung của niêm mạc, các đại thực bào và bạch cầu trung tính...
Là miễn dịch do sự tham gia của các kháng thể nằm trong các dịch thể (máu, dịch bạch huyết, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch ổ khớp,..) do các tế bào limphô B tiết ra.
Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào limphô T độc. Các tế bào này mang kháng thể tham gia vào các chức năng bảo vệ cơ thể.
Tác
dụng
Có tác dụng rộng
nhưng không đặc
hiệu, có vai trò khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy.
Làm nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh lắng kết các độc tố do chúng tiết ra.
Tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc và ngăn cản sự nhân lên của virut. Đây là loại miễn dịch có vai trò chủ lực đối với bệnh do virut gây ra.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào các yếu tô":
+ Mầm bệnh
+ Sô" lượng đủ lớn
+ Con đường xâm nhiễm thích hợp
Câu 2. Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dịch và vai trò của chúng?
Miễn dịch là khả năng bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tô" vi sinh vật, các phân tử lạ...) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Các loại miễn dịch, gồm có:
Miễn dịch không đặc hiệu: Mang tính bấm sinh, bao gồm các yếu tô" bảo vệ tự nhiên của cơ thể (da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, dịch nhầy và lông rung ở hệ hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Miễn dịch đặc hiệu: xảy ra khi có kháng thể xâm nhập, bao gồm hai loại: miễn dịch tê" bào và miễn dịch dịch thể.
Miễn dịch tê" bào: là miễn dịch có sự tham gia của tê" bào limphô T độc. Các tê" bào mang kháng thể này tiêu diệt virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thế bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tê" bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Đối với các bệnh do virut gây ra, miễn dịch tê" bào có vai trò chủ lực.
Miễn dịch dịch thể: là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thế nằm trong dịch thể của cơ thể do tê" bào limpho B tiết ra, chúng được đưa vào tất cả các chất lỏng trong cơ thể (máu, hệ bạch huyết, dịch tủy sống, màng phổi, màng bụng, dịch khớp và dịch màng ối). Chúng có thể có trong các chất lỏng do cơ thể bài tiết ra như nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, dịch tiêu hoá (nước bọt, dịch mật, dạ dày,...) chúng làm ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tô" do chúng sinh ra.
Câu 3. Nêu khái niệm kháng nguyên, kháng thể.
Kháng nguyên: là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào).
Kháng thể: là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
Câu 4. Hãy chọn các câu đúng nhất:
Kháng thể là chất lạ, thường là cacbonhiđrat, có khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch.
Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể (kháng thể nằm trong thể dịch: máu, sữa, dịch bạch huyết).
Đáp án: b, c và d