Giải Sinh 10 - Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

  • Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ trang 1
  • Bài 30. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ trang 2
Bài 30. Sự NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
KIẾN THỨC CẨN NAM vững
Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn.
Sự hấp thụ
Virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào, nếu không đặc hiệu thì virut không bám được vào.
Xâm nhập
Đối với phagơ Enzim lizozim phá hủy thành tế bào đã bơm axit nuclêôtit vào chất tế bào, còn vỏ nằm bên ngoài.
Đôi với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào chất tế bào, sau đó “cởi vỏ” đế giải phóng axit nuclêic.
Sinh tổng hợp
Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
Lắp ráp
Lắp axit nuclêic vào prôtêin để tạo virion hoàn chỉnh.
Phóng thích
Virut phá vỡ tế bào để ào ạt chui ra ngoài.
Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là quá trình sinh
sản.
Khi ADN của virut gắn xen vào NST của tế bào mà tế bào vẫn sinh trưởng bình thường thì gọi là quá trình tiềm tan.
Khi cảm ứng, ví dụ chiếu tia uv, virut đang ở trạng thái tiềm tan có thể chuyển thành trạng thái tan.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào?
Giai đoạn hấp phụ: nhờ gai glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám vào được.
Giai đoạn xâm nhập: đối với phagơ enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
Giai đoạn sinh tổng hợp: virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
Giai đoạn lắp ráp: lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ đế tạo virut hoàn chỉnh.
Giai đoạn phóng thích: virut phá võ' tế bào ào ạt chui ra ngoài, khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Câu 2. HIV có thể lây nhiễm theo những con đưòng nào?
Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
Qua đường tình dục
Mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc qua sữa mẹ. Câu 3. Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?
ơ điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi co' thế’ yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trỏ' thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh ấy gọi là vi sinh vật cơ hội.
Câu 4. Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?
HIV là virut gây bệnh miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả nãng miễn dịch của cơ thể.
Câu 5. Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tộ nạn xã hội. Đảm bảo bảo vệ khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình, tiêm chích ma túy, khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất: Chu trình nhân lên của virut gồm những giai đoạn nào?
Sự hấp phụ và thâm nhập	b. Sinh tổng hợp và lắp ráp
c. Phóng thích	d. Cả a, b và c đều đúng
Đáp ám d
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng nhất: HIV là gì?
Là vi khuẩn gây bệnh AIDS.
HIV là virut gây bệnh suy giảm miễn dịch ở người.
HIV là căn bệnh thế kỉ của loài người.
Cả a và b đều đúng.
Đáp ám b