Giải Sinh 10 - Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

  • Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) trang 1
  • Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) trang 2
  • Bài 9. Tế bào nhân thực (tiếp theo) trang 3
tốt Sinh học 10
Bài 9.
TẾ BÀO NHÂN THựC (tiếp theo)
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM vững
Ti thể
Cấu trúc: Ti thể là bào quan phổ biến ở mọi loại tế bào, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn, hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tùy thuộc các điều kiện môi trường và trạng thái sinh lí của tế bào. Ti thể chứa nhiều prôtêin (65% - 70%) và lipit (25% - 30%), ngoài ra còn chứa axit nucleic (ADN vòng, ARN) và ribôxôm (giống với ribôxôm của vi khuẩn).
Dưới kính hiến vi điện tử ta thấy ti thể có cấu trúc màng kép (hai màng bao bọc), màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào phía trong chát nền tạo ra những mấu lồi trên đó có nhiều loại enzim hô hấp.
Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì không như nhau, có tế bào có thể có tới hàng nghìn ti thể.
Chức năng: Ti thể cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng phân tử ATP. Ngoài ra, ti thể còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất.
Lục lạp
Cấu trúc: Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vô sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế bào quang hợp ở thực vật. Lục lạp thường có hình bầu dục. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép (hai màng), bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền (strôma) và các hạt nhỏ (grana).
Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và loài. Mỗi tế bào của lá, thân, quả chứa bình quân 20 - 40 lục lạp.
Dưới kính hiển vi điện tử ta thấy mỗi hạt nhỏ ở dạng như một chồng tiền gồm các túi dẹp (gọi là tilacoit). Trên bề mặt của màng tilacôit có hệ sắc tố (chất diệp lục và sắc tố vàng) và các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10-20nm gọi là đơn vị quang hợp. Trong lục lạp có chứa ADN và ribôxôm nên nó có khả năng tổng hợp prôtêin cần thiết cho mình.
Chức năng: Chức năng của lục lạp là quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.
Một số bào quan khác
Không bào: Là bào quan dễ nhận thấy trong tế bào thực vật. Khi tế bào thực vật còn non thì có nhiều không bào, tế bào thực vật trưởng thành các không bào bé có thế sát nhập với nhau tạo ra một không bào lớn. Mỗi không bào ỏ' tế bào thực vật được bao bọc bởi một màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào. Một số tế bào cánh hoa của thực vật có không bào chứa các sắc tô làm nhiệm vụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Một số khác không bào lại chứa các chất phế thải thậm chí rất độc đối với các loài ăn thực vật. Một số loài thực vật lại dùng không bào đế dự trữ năng lượng. Tế bào động vật có không bào bé, các nguyên sinh động vật thì có không bào tiêu hoá phát triển, không bào được tạo ra từ hệ thống mạng lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
Lizôxôm: Lizôxôm là một loại bào quan đựng túi có kích thước trung bình từ 0,25 - 0,6pm, có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thúy phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Các enzim này phân cắt nhanh chóng các chất cao phân tử như: prôtêin, axit nuclêic, cacbonhidrat, lipit. Lizôxôm tham gia vào sự phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như các bào quan đã hết thời hạn sử dụng. Lizôxôm được hình thành từ bộ máy Gôngi theo cách giống như túi tiết như không bài xuất ra ngoài.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Trình bày câu trúc và chức năng của lục lạp?
Cấu trúc của lục lạp: lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có hai lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹp được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thông màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của lục lạp: lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp chứa chát diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hừu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 2. Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể?
Cấu trúc của ti thể: ti thể là 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó chứa
nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thế là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của ti thế là: cung cấp nguồn năng lượng chù yếu của tế bào là các phân tử ATP. Ti thế chứa nhiều enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyên hoá đường và các chất hữu co' khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và co' thể.
Câu 3. Nêu cấu trúc và chức năng của lizôxôm?
Cấu trúc của lizôxôm: là bào quan với một lớp màng bao bọc, có nhiều enzim thủy phân.
Chức năng của lizôxôm: phân hủy các tế bào già, các tế bào bị thương tổn không còn khả năng phục hồi và chúng được ví như một phân xướng tái chế “rác thải” của tế bào.
Câu 4. Nêu các chức năng của không bào?
Tê bào thực vật thường có không bào lớn, không bào có thể khác nhau tùy theo từng loài và từng loại tế bào. Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ỏ' rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.
Một tế bào động vật cũng có thế chứa không bào nhưng có kích thước nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào thực ăn (còn gọi là không bào tiêu hoá) và không bào co bóp (có ỏ' một số loại sinh vật đơn bào).
Câu 5. Hãy chọn các phương án đúng nhất:
Chất nhiễm sắc là những gen bất hoạt
Chất nhiễm sắc được cấu tạo từ ADN và prôtêin
Nhiễm sắc thể được tạo thành từ các chất nhiễm sắc (trải qua quá trình xoắn)
Phân chất bị nhiễm sắc thể là những phần xoắn chứa các gen đang ở trạng thái hoạt động
Đáp án', b và c
Câu 6. Ribôxôm có cấu trúc như thế nào?
Ribôxôm chứa prôtêin (khoảng 50%) và rARN (khoảng 50%)
Ribôxôm được cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị (một lớn, một bé)
Ribôxôm là bào quan có kích thước rất bé (20 - 30nm), không có màng bao bọc
Cả a, b và c đều đúng
Đáp án', d
Học tốt Sinh học 10