Giải Hóa 12: Bài 38. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế

  • Bài 38. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế trang 1
  • Bài 38. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế trang 2
  • Bài 38. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế trang 3
CHƯƠNG IX.
HÓA HỌC VÀ VẤN ĐÊ PHÁT TRIEN KINH TÊ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 38. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIEN kinh tế A. KIẾN THỨC CẨN NHỚ
Vấn đề năng lượng và nhiên liệu
Năng lượng và nhiên liệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kỉnh tế?
Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng.
Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng (dạng nhiệt năng).
Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu:
Khai thác và sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
Phát triển năng lượng hạt nhân.
Phát triển thủy năng (năng lượng nước):
Sử dụng năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng có thể tái sinh không bao giờ cạn kiệt.
Hóa học góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào?
Nghiên cứu sử dụng các nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi trường.
Nâng cao hiệu quả của các qui trình chế hóa, sử dụng nhiên liệu, qui trình tiết kiệm nhiên liệu.
Chế tạo vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng.
Vấn đề vật liệu
l)Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kỉnh tế
Vật liệu là cơ sở vật chất của sự sinh tồn và phát triển của loài người, dùng vật liệu gì và dùng như thế nào để chế tạo ra công cụ thường là tiêu chí quan trọng nhất của sự phát triển văn minh nhân loại.
Vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại
Kết hợp giữa kết cấu và công dụng, loại hình đa năng, ít nhiễm bẩn, có tính tái sinh, tiết kiệm năng lượng, bền chắc và đẹp.
Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà khoa học phải tìm kiếm nguyên liệu từ các nguồn chủ yếu là: các loại quặng, khoáng chất, dầu mỏ, khí tự nhiên; từ không khí, nước; từ các loại thực vật, ...
Hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai
Vật liệu compozit.
Vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và chất hữu cơ.
Vật liệu hỗn hợp nano.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN BÀI TẬP SGK TRANG 186 - 187
Câu 1.
Hiện nay, nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu là than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên.
Có nhiều dạng năng lượng khác nhau: nhiệt năng, hóa năng, điện năng, quang năng, thế năng,...
Câu 2.
Hóa học đã nghiên cứu góp phần sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu năng lượng nhân tạo thay thế cho nguồn nhiên liệu thiên nhiên như than, dầu mỏ.
Thí dụ:
Điều chế khí metan trong lò biogas để đun nấu bằng cách lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc, bò, lợn, ...
Điều chế từ etanol từ khí crackinh dầu mỏ để thay thế xăng, đầu trong các động cơ đốt trong.
Sản xuất ra chất thay cho xăng từ nguồn nguyên liệu vô tận là không khí và nước.
Sản xuất ra khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước.
Câu 3.
Vật liệu có nguồn gốc vô ca: ngành sản xuất hóa học vô cơ tạo ra nhiều vật liệu sử dụng cho công nghiệp và đời sống.
Thí dụ:
Luyện kim đen, luyện kim màu sản xuất ra các kim loại như vàng, nhôm, đồng, titan và hợp kim đuyra ...
Công nghiệp silicat sản xuất ra gạch, xi măng,...
Công nghiệp hóa chất sản xuất ra các hóa chất cơ bản như HC1, H2SO4,... làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.
Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ: nhiều vật liệu hữu cơ được sản xuất bằng con đường hóa học.
Thí dụ: Sơn tổng hợp, nhựa, chất dẻo, PVC, cao su tổng hợp,...
Vật liệu mới: vật liệu mới có tính năng đặc biệt: trọng lượng siêu nhẹ, siêu dẫn điện, siêu bền, siêu nhỏ, ... giúp phát triển ngành công nghiệp điện tử, năng lượng hạt nhân, y tế,...
Thí dụ:
Vật liệu nano: độ rắn siêu cao, siêu dẻo,...
Vật liệu quang điện có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao dùng trong sinh học, y học, điện tử,...
Vật liệu compozit có tính bền, chắc không bị axit hoặc kiềm và một số hóa ơhất khác phá hủy.
Câu 4. Chọn D.
Câu 5. Chọn B.
Câu 6.	CHq
_ ĩ
Công thức mỗi mắt xích polime: —H2C—C	
COOCH3