Giải Hóa 12: Bài 40. Hóa học và vấn đề môi trường

  • Bài 40. Hóa học và vấn đề môi trường trang 1
  • Bài 40. Hóa học và vấn đề môi trường trang 2
  • Bài 40. Hóa học và vấn đề môi trường trang 3
  • Bài 40. Hóa học và vấn đề môi trường trang 4
KR1 40. HÓA HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
I. Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường
0 nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiều chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
1) Ô nhiễm môi trường không khí
0 nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí.
Nguyền nhân gây ô nhiễm (có hai nguồn gây ô nhiễm)
Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên.
Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của con người: khí thải công nghiệp, sinh hoạt, khí thải giao thông.
Tác hại của ô nhiễm không khí:
Trước hết là “hiệu ứng nhà kính”.
Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật.
Gây hiện tượng mưa axit, gây tác hại rất lớn đối với cây trồng, sinh vật. .
Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt dộng sống bình thường của con người và sinh vật.
a) Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt,
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: nước thải từ các vùng dân cư, khu cồng nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.
ỏ? Tác hại của ô nhiễm môi trường nước:
Tùy theo mức độ ô nhiễm khác nhau, các chất gây ô nhiễm có tác hại khác nhau đến sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ò nhiễm môi trường đất
Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn cho phép thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bang và môi trường đất bị ô nhiễm.
Nguồn gây ô nhiễm có thể do:
Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do thủy triều xâm nhập, đất bị vùi lấp do cát, ...
Nguồn gốc do con người: tác nhân hóa học, tác nhân vật lí, tác nhân sinh học.
0 nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hộ sinh thái đất.
Ó nhiễm môi trường đất gây ra nhưng tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất.
II. Hóa học với vấn đề ô nhiễm môi trường
Nhận biết môi trựờng bị ô nhiễm
Có thể nhận biết môi trường nước, không khí bị ô nhiễm qua mùi, màu sắc.
Xác định bằng các thuốc thử.
Xác định ô nhiễm môi trường bằng các dụng cụ đo.
Vai trò của hóa học trong việc xử lý chất thải gây ô nhiễm
Trong sản xuất nông nghiệp: cần phải sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích đúng quy định, đúng quy trình.
Trong sản xuất công nghiệp: phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải trước khi thải ra sông ngòi, hồ ao, biển.
Trong các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trương học: phải xử lý, phân loại các chất thải sau khi thí nghiệm để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Ngoài ra còn có một số’ phương pháp khác như: phương pháp hấp thụ; phương pháp hấp thụ trong than bùn phân rác, đất xốp, than hoạt tính; phương pháp oxi hoá - khử.
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ tuổi thơ ấu đến lúc trưởng thành, không phải chỉ với một người mà là của cả cộng đồng.
B. HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN BÀI TẬP SGK TRANG 204 - 205
Câu 1.
0 nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, vì vậy cần phải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm.
Câu 2.
0 nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí.
Có 2 nguồn cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí:
Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên.
Nguồn gây ô nhiễm do con người.
Câu 3.
Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn cho phép thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.
Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất:
Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất mặn do triều cường.
Nguồn gốc do con người: tác nhân hóa học, tác nhân sinh học.
Câu 4. Chọn D.
Câu 5. Chọn D.
Câu 6. Chọn D.
Phản ứng: s + 02 -> so2
Khối lượng lưu huỳnh trong 100 tấn than đá 2% lưư huỳnh là 2 tấn. Khối lượng khí so2 tạo thành là 4 tấn trong một ngày đêm. Trong một năm nhà máy này đã xả vào khí quyển lượng so2 là 1460 tấn.
Câu 7.
Muốn kết luận không khí ở đô thị đó có bị ô nhiễm hay không phải so sánh nồng độ so2 đo được của thành phố đó với chuẩn quốc tế.
Tính nồng độ so2 đo được ở thành phố ra mol/m3:
0,0012 (mg) so2 = 12.10"7 (gam) so2
Số mol so2 = ^ậ.10-7 (moi) so2.
64
Nồng độ mol/m3 so2 của thành phố:
-■ -1-2— X 1000 X 10-7 = Ị.10’6 (mol/m3)
64 X 50	8
So với tiêu chuẩn quốc tế qui định, lượng so2 của thành phố chưa vượt quá, không khí ở đó không bị ô nhiễm.
GIẢI BÀI TẬP HOÁ HỌC 12 - cơ BÁN