Giải Sinh 11 - Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

  • Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp trang 1
  • Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp trang 2
  • Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp trang 3
Bài 10. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN Tố NGOẠI CẢNH
ĐẾN QUANG HỢP
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Nồng độ co2
co2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ co2 quyết định cuờng độ cả quá trình quang hợp (hãy xem kĩ hình 9.1 SGK).
Điểm bù co2: Nồng độ co2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Điểm bão hòa co2: Nồng độ co2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng
Trong các yếu tố môi trường liên quan đến quang hợp, ánh sáng là yếu tố cơ bản để tiến hành quang hợp (xem hình 9.2 SGK).
Điểm bù ánh sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
Điểm bão hòa ánh sáng: Cường độ ánh sáng cực đại để cường độ quang hợp đạt cực đại.
* Đối với thành phần quang phổ ánh sáng: Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và thành phần quang phổ ánh sáng đã được nghiên cứu và cho thấy: Nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
Nhiệt độ
Hệ số Qio đối với ánh sáng là 1,1 - 1,4; đối với pha tối là 2 - 3. Như vậy cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt độ, nhưng mối quan hệ này chủ yếu thể hiện ở pha tối. Nhóm thực vật C4 và thực vật CAM thích ứng với nhiệt độ cao khi quang hợp và trong quá trình sinh trưởng.
NƯỚC
Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, do đó ảnh hưởng đến độ mở khí khổng, tức là ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp.
Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá.
Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp.
Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat hóa của chất nguyên sinh và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim quang hợp.
Quá trình thoát ho'i nước đã điều hòa nhiệt độ của lá, do đó ảnh hưởng đến quang hợp.
Nước là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp với việc cung cap H+ và điện tử cho phản ứng sáng.
Quang hợp và dinh dưỡng khoáng
Các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N, p, K, s, Fe, Mg... bón cho cây với liều lượng và tỉ lệ thích hợp sẽ có ảnh hưởng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc tố quang hợp, khả năng quang hợp, diện tích lá và bộ máy enzim quang hợp, cuối cùng là đến hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. cường độ ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
Chúng ta biết rằng sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ co2. Khi nồng độ co2 thấp, tăng cường độ ánh sáng cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ COọ tăng lên nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang họ'p tăng mạnh. Với nồng độ co2 thích hợp, khi cường độ ánh sáng đâ được vượt quá điểm bù, cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng, trên đó có tăng cường độ ánh sáng cường độ quang hợp không tăng. Sự phụ thuộc của quang hợp và cường độ ánh sáng còn tùy vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng...).
Câu 2. Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp?
Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp: không có nước cây xanh không thế' tiến hành quang hợp được. Nước là nguyên liệu cho quá trình quang phân li nước trong pha sáng của quang hợp. Có quang phân nước mới có H+ và ẽ tham gia vào chuỗi chuyền điện tử trong màng tilacôit đế’ hình thành nên chất khử NADPH và làm xuất hiện građien nồng độ H+ qua màng tilacôit là cơ sở để tổng hợp ATP trong quang hợp.
Câu 3. Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ
Sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ như sau: nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp .
Nhiệt độ cực tiếu làm ngừng quang hợp ở nhừng loài cây khác nhau thì khác nhau. Thực vật vùng cực, núi cao và ôn đới ngừng quang hợp ở -5°c, thực vật á nhiệt đới: 0 - 2°c, thực vật nhiệt đới: 4 - 8°c.
Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng không giống nhau ở các loài cây khác nhau. Đối với cây ưa lạnh, quang hợp đã bị hư hại ở nhiệt độ 12°c. Cây ưa nhiệt ỏ' vùng nhiệt đới vẫn quang hợp ỏ' nhiệt độ 50°C. Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58°c.
Câu 4. Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp
lon khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp như:
N, p, s tham gia cấu thành enzim quang hợp.
Mg, N tham gia cấu thành phân tử diệp lục.
Không điều tiết độ mỏ' khí khổng cho co2 khuếch tán vào lá.
Mn, C1 liên quan đến quang phân li nước.