Giải Sinh 11 - Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)

  • Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo) trang 1
  • Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo) trang 2
  • Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo) trang 3
Bài 32. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Một sô hình thức học tập ở động vật
Nhiều tập tính của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập. Có nhiều hình thức học tập khác nhau. Dưới đây là một số hình thức (kiểu) học tập chủ yếu làm biến đổi tập tính của động vật.
Quen nhờn
Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lò', không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.
Ví dụ: Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng đi ẩn nấp. Nếu kích thích (bóng đen) đó cứ lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì gà con sẽ không chạy đi ẩn nấp nữa.
In vết
In vết có ở nhiều loại động vật. Ví dụ: Ngay sau khi mới nở ra chim (gà, vịt,...) non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy trước tiên.
Thường thì những vật chuyển động mà chúng nhìn thấy trước tiên là chim mẹ. Tuy nhiên, nếu không có bố mẹ, chim non có thể “in vết” những con chim khác loài, con người, hay những vật chuyển động khác. In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn động vật mới được sinh ra một vài giờ đồng hồ cho đến hai ngày, sau giai đoạn đó hiệu quả in vết thấp hẳn.
Điểu kiện hóa:
Gồm 2 loại:
- Điều kiện hoá đáp ứng (điều kiện hoá kiểu Paplốp): là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kết hợp kích thích đồng thời.
Ví dụ: I.Paplốp làm thí nghiệm đánh chuông đồng thời cho chó ăn. Sau một số lần phôi hợp như vậy, chỉ cần nghe tiếng chuông chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.
Điều kiện hoá hành động (điều kiện hoá kiểu Skinnơ): còn gọi là hình thức học “thử và sai” đây là liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt) và tiếp sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
Ví dụ: B. F. Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn. Mỗi khi thấy đói chuột chủ động tìm đến bàn đạp và nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.
Học ngầm
Học ngầm là học mộc cách không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, sau này khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết những tình huống tương tự.
Ví dụ: Nếu thả chuột vào một khu vực có rất nhiều đường đi, nó sẽ chạy đi thăm dò tìm hiểu đường đi lối lại. Nếu sau đó người ta cho thức ăn vào, con chuột đó sẽ tìm đường đến nơi có thức ăn nhanh hơn nhiều so với những con chuột chưa đi thăm dò đường đi ở khu vực đó.
Đối với động vật hoang dã, những nhận thức về môi trường xung quanh giúp chúng nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi.
Học khôn
Học khôn là phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như động vật thuộc bộ Linh trưởng và người.
Ví dụ: Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối treo trên cây. Các động vật có xương sống khác không thuộc bộ Linh trưởng không có khả năng làm như vậy.
Chim ăn côn trùng ãn thử nhiều loài côn trùng (loài nào ăn được thì nuốt vào, còn loài nào không ăn được thì nhả ra). Sau một số lần ăn thử như vậy thì chúng nhận biết được (học được) những loài có thể ăn được. Khi đói chúng chủ động bay đi tìm cách bắt các loại côn trùng đó đế’ ãn.
Sau một số lần ăn một loại thức ăn có kèm theo một mùi đặc biệt, chuột bị đau bụng và nôn, sau này, cứ mỗi khi ngửi thấy mùi đặc biệt đó, chuột lại lảng tránh, không ăn thức ăn đó nữa.
Chim chích kê báo động ầm ĩ khi nhìn thấy cú xuất hiện, sau đó một lúc thì chúng ngừng kêu vì đã quen với sự có mặt của chim cú.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối vổi đời sống của chúng?
Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chông lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ỏ’ và sinh sản.
Tập tính bảo vệ lãnh thố’ của mỗi loài khác nhau.
Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài khác nhau.
Ví dụ: Phạm vi bảo vệ lãnh thố’ của chim hải âu là vài met vuông, của hổ là vài km2 đến hàng chục km2.
* Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo phân bố hợp lý để tồn tại.
Câu 2. Tại sao chim và cá di cu? Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?
Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt.
Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Cá hồi sống ở biển. Vào thời kì sinh sản, cá hồi bơi ve^dau nguồn sông để đẻ.
Khi di cư , động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao địa hình (bờ biến và các dây núi), cá định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
Câu 3. Đặc tính nào là quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A. Chúng hung dữ.	B. Chúng thân thiện,
Tính lãnh thổ.	D. Tính quen nhờn.
Đáp án: A