Giải Sinh 11 - Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

  • Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật trang 1
  • Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật trang 2
  • Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật trang 3
A - SINH SẢN ở THỰC VẬT
Bài 41. SINH SẢN VỒ TÍNH ở THỰC VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Sinh sản vô tính ở thực vật
Sinh sản vô tính ở thực vật là sự hình thành cây mới mang đặc tính giống hệt cây mẹ, từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá, chồi,...) không có sự kết hợp giữa tính đực, cái, còn gọi là sinh sản sinh dưỡng.
Sinh sản sinh dưổng ở thực vật bậc cao
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
Trong tự nhiên, thực vật bậc cao có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò (dâu tây, rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây), lá (cây thuốc bỏng), rễ củ (khoai lang). Đó là sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo:
Là sự sinh sản từ một bộ phận cắt rời tạo nên cây mới do con người thực hiện. Các dạng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo gồm: giâm (cành, lá, rễ), chiết (cành), ghép (cành, chồi), nuôi cấy mô.
Giâm:
Giâm là cắt phần cơ quan sinh dưỡng của một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường) cắm (vùi) xuống đất ẩm cho các phần đó ra rễ, phát triển thành cây mới. Có thể dùng chất kích thích cho sự ra rễ nhanh chóng hơn.
Chiết:
ở cây ăn quả nếu gieo từ hạt tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Trồng cây ăn quả bằng cách chiết cành rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Khi chiết cành, chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bọc hay ghim giữ phần vỏ bọc xuống lớp mặt đất, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.
Ghép:
Ghép là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép), của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép) sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép. Có nhiều kiểu ghép: ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép chữ T,...
Nuôi cấy mô:
Dựa trên nguyên lí cơ bản về sinh sản sinh dưỡng. Mọi cơ thể thực vật (cũng như động vật) đều gồm các tế bào, là các đơn vị cơ bản của sự sống cùng mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hoá cho việc hình thành một cơ thể mới. Do đó, trong một môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể nuôi, cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh. Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao (cây ăn quả, cây nhập nội,...).
ứng dụng trong nông nghiệp
Phương pháp nhân giống bằng sinh sản vô tính kết hợp dùng chất kích thích sinh trưởng thúc đẩy nhanh quá trình tạo rễ, rút ngắn thời gian và nhân nhanh cây mới ở mọi thời gian thích hợp, đạt năng suất cao, tạo cây ăn quả 4 mùa. Các loại cây quả thường dùng các phương pháp ghép để tạo giống có chất lượng quý và tốt hơn.
Thành tựu nuôi cấy mô: đã được thực hiện trên nhiều đối tượng: chuối, dứa, hoa phong lan, gừng, cây ngập mặn, các loại lúa, đậu, cà phê, hoa hồng, mía, khoai tây, tam thất, đu đủ, gấc, táo,...
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Sinh sản là gì?
Sinh sản là quá trình tái sinh sản những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Câu 2. Sinh sản vô tính là gì?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất cúa các giao tử đực với giao tử cái. Con cái giống nhau và giống bố mẹ.
Câu 3. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
- Sinh sản bào tử: Hình thức sinh sản này có ở thực vật bào tử (những cơ thể luôn biểu hiện rõ sự xen kẽ của hai thế hệ). Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử, từ thể bào tử.
Sinh sản sinh dưỡng: trong hình thức sinh sản này, cơ thể mới được phát triển từ các căn hành, thân củ, thân rễ.
Câu 4. Nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính.
Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính:
Tạo ra số lượng lớn cây rồng trong một thời gian ngắn, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Ví dụ: trong vòng 8 tháng từ một củ khoai tây có thể thu được hai ngàn triệu mầm giống, đủ trồng cho 40 ha.
Phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng.
Câu 5. Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng gì?
A. Bằng lóng B. Thân, rễ c. Điểm sinh trưởng D. Rễ phụ Đáp án: B
Câu 6. Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng cách ghép, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với góc ghép là gì? (chọn phương án đúng)
Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ góc ghép lên cành ghép.
Cành ghép không bị rơi.
c. Nước di chuyến từ gốc lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
D. Cả A, B, c đúng.
Đáp án'. A