Giải Sinh 11 - Bài 35. Hoocmôn thực vật

  • Bài 35. Hoocmôn thực vật trang 1
  • Bài 35. Hoocmôn thực vật trang 2
  • Bài 35. Hoocmôn thực vật trang 3
  • Bài 35. Hoocmôn thực vật trang 4
Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Hoocmôn kích thích
Auxin: có 3 dạng chính là auxin a: Ci8H32O5 ; auxin b: C18H30O4 và heterôauxin: C10H9O2N (AIA - axit inđôl axêtic).
Auxin có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ. ở đỉnh chồi ngọn auxin vận chuyển tới cơ quan khác với tốc độ 5 - 15 mm/giờ.
Auxin có tác động kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm trương giãn tế bào, làm tế bào lớn lên, tác động đến sự hướng sáng và hướng đất, làm cho chồi ngọn và rễ chinh sinh trưởng thành, kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, kìm hãm sự rụng (hoa, quả, lá), thúc đẩy sự chuyển động chất nguyên sinh.
Gibêrelin
Gibêrelin là nhóm phitôhoocmôn phát hiện sau auxin. Khi nghiên cứu bệnh nấm lúa von đã phân lập được axit gibêrelic (GA) còn gọi là gibêrelin A3.
Gibêrelin với nồng độ thích hợp có tác động về nhiều mặt. Kích thước thân mọc cao, dài, các lóng vươn dài ra, kích thước ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và thân ngầm, có tác động tới quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ, axit nuclêic, hoạt tính enzim và thành phần hoá học trong cây.
Xitôkinin
Xitôkinin là dẫn xuất của ađênin (C5H6N4) có tác động đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già (có liên quan tới sự ngăn chặn sự phân hủy prôtêin, axit nuclêic và diệp lục).
Hoocmôn ức chế
Axit abxixic (AAB = chất gây ngủ) : C14H19O4
Axit abxixic là phitôhoocmôn của sự hoá già được tách chiết từ cơ quan đang nghỉ hay sắp rụng. Vai trò chủ yếu là kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, hạt, làm khí khổng đóng.
Êtilen (H2C = CH2)
Êtilen là phitôhoocmôn dạng khí, làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, làm chậm sự sinh trưởng của các mầm thân củ (ví dụ mầm khoai tây).
Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ
Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi tính đặc trưng của sinh sản. Dùng chúng dễ làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ,... ví dụ: ccc (Clocôlinclorit), MH (malêin hiđrat), ATIB (axit 2,3,5 triiođôbenzôic).
Chất diệt cỏ là các chất diệt các loại cỏ dại bằng cách phá hoại màng tế bào và màng sinh chất, kìm hãm quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản quá trình sinh tổng hợp, còn cây trồng không bị hại. Ví dụ: 2,4D ; 2,4 T, cacbamit, percloram...
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.
Hoocmôn thực vật hay phitôhoocmôn là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
Hoocmôn thực vật có các đặc điểm chung:
+ Hoocmôn được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Hoocmôn ở thực vật có tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
+ Trong cây, hoomôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
Câu 2. Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.
Tuỳ theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng, các hoocmôn thực vật được phân thành hai nhóm nhỏ là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế.
Hoocmôn kích thích sinh trưởng gồm: Auxin (AIA), gibêrelin (GA), Xitôkinin.
+ Auxin (AIA) được sinh ra ở đỉnh của thân và cành có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, trong tầng phân sinh bên, trong nhị hoa.
Tác động sinh lí của AIA ở mức tế bào. Ớ mức cơ thể, AIA tham gia và nhiều quá trình hoạt động sống của cây: hướng động, ứng động...
Ngoài ra còn có các auxin nhân tạo: NAA, IBA.. Sử dụng để kích thích ra rễ cành giâm, chiết tăng tỉ lệ thụ quả... auxin nhân tạo không có men phân giải nó nên không được dùng với sản phẩm sử dụng trực tiếp làm thức ăn vì nó tích luỹ trong nông phẩm gây độc hại cho người và động vật.
+ Gibêrelin (GA) được sinh ra chủ yếu ở trong lá và rễ. Có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.
GA tác động sinh lí ỏ' mức tế bào: tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mỗi tế bào.
ơ mức cơ thể GA dùng để kích thích nảy mầm hạt, chồi, củ, tạo quả không hạt,...
+ Xitôkinin là nhóm chất tự nhiên (zeatin) và nhân tạo (kinetin) có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào (ở mức tế bào), ở mức cơ thể có tác dụng đối với sự hình thành chồi ở mô callus.
Hoocmôn ức chế sinh trưởng gồm êtilen, axit abxixic.
+ Êtilen: được sản sinh ra trong hầu hết các phần khác nhau của cơ thế’ thực vật. Sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị thương tổn, quả đang chín...
Vai trò: ức chế sinh trưởng chiều dài, tăng bề ngang của thân cây. Khởi động sự tạo rễ ở lông hút cây mầm rau diếp xoắn, thúc quả chóng chín, tạo quả trái vụ.
+ Axit abxixic (AAB) có trong mô thực vật có mạch, trong lá và chóp rễ cây có hoa.
Vai trò: ức chế sự nảy mầm của hạt. Khi cây mất nước nó tích luỹ nhiều trong mô của cây.
HỌC rối' SINH HỌC 11
Câu 3. Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật.
Auxin và các auxin nhân tạo như NAA, IBA kích thích cà chua tăng tỉ lệ thụ quả, loại bỏ hạt ỏ' cây dâu tây bằng hoocmôn AIA.
Gibêrelin kích thích nảy mầm chồi củ khoai tây, tạo nho không hạt.
Êtilen tạo quả dứa trái vụ, thúc quả chóng chín, tăng sinh trưởng bề ngang ở thân cây (cây mầm đậu).
Câu 4. Điểu cân tránh trong việc ứng dụng hoocmôn thực vật là gì? Vì sao?
Khi sừ dụng hoocmôn thực vật, không nên sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn. Các hoocmôn này không có các enzim phân giải, nó tích luỹ lại trong nông phẩm sẽ gây ngộ độc cho người và gia súc.