Giải Sinh 11 - Bài 45. Sính sản hữu tính ở động vật

  • Bài 45. Sính sản hữu tính ở động vật trang 1
  • Bài 45. Sính sản hữu tính ở động vật trang 2
  • Bài 45. Sính sản hữu tính ở động vật trang 3
Bài 45. SINH SẢN HỮU TÍNH ở ĐỘNG VẬT
A. KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Khái niệm sinh sản hữu tính.
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới nhờ sự tham gia của 2 giao tử đực và cái, hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất di truyền.
Các hình thức sinh sản hữu tính.
Tiếp hợp.
Tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính xảy ra ở động vật bậc thấp, chưa có sự khác biệt rõ về giới tính, khi tiếp hợp 2 cá thể áp chặt với nhau và tạo ra một cầu nối tế bào chất, qua cầu nối này diễn ra sự trao đổi nhân. Sau đó hai cá thể lại tách nhau ra.
Tự phối - tự thụ tinh.
Tự phối - tự thụ tinh là hình thức sinh sản hữu tính mà 1 cá thể có thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, rồi giao tử đực và giao tử cái của cá thể này thụ tinh với nhau.
Giao phối.
Giao phối là hình thức sinh sản hữu tính mà có 2 cá thể, mỗi cá thể sản xuất ra tinh trùng hoặc trứng rồi hai loại giao tử đực và cái này thụ tinh với nhau.
Các hình thức thụ tinh, đẻ trứng, đẻ con.
1. Thụ tinh ngoài.
Đa số động vật ở nước thường đẻ trứng rồi xuất tinh trùng vào nước, các giao tử sẽ gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên, đó là phương thức nguyên thủy nhất và mang lại ít kết quả được gọi là sự thụ tinh ngoài. Đối với các động vật có hình thức thụ tinh ngoài, các cơ quan sinh dục phụ chưa có, chĩ có các ống dẫn làm nhiệm vụ dẫn giao tử ra ngoài.
Thụ tinh trong.
Các động vật khác, đặc biệt là động vật ở trên cạn có các cơ quan sinh dục phụ để vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực vào cơ thể con cái, ở đây sự thụ tinh sẽ được xảy ra. Hình thức thụ tinh này gọi là thụ tinh trong, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của cả con đực và con cái. Ớ nhiều loài còn hình thành nhiều dạng tập tính phức tạp đảm bảo cho sự gặp gỡ và giao hợp của các cá thể khác giới trong một thời gian nhất định. Quá trình thụ tinh không chỉ là sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng mà còn là sự kết hợp nhân của 2 giao tử và có sự tổ hợp vật chất di truyền.
Đẻ trứng.
Chim, đa số côn trùng và nhiều động vật không xương sống ở dưới nước thường để trứng ra ngoài, từ trứng được thụ tinh sẽ nở ra con non.
Đẻ con.
Trứng rất nhỏ của động vật có vú được thụ tinh và phát triển trong dạ con, phôi thu nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ cho đến lúc cơ thể phát triển đến giai đoạn có thể sống độc lập.
B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực vói giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. Sinh sản vô tính có hai hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm.
Sinh sản hữu tính là quá trình hợp nhất các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu cá thể mới. Sinh sản hữu tính gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi thai. Trong sinh sản hữu tính ở giảm phân I có sự tổ hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 2. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
Những loài động vật có thụ tinh ngoài như: cá, lưỡng cư (cá, tôm, ếch...). Thụ tinh ngoài cần có môi trường nước để tinh trùng bơi và gặp trứng mới thụ tinh được, ở trên cạn, không có nước, tinh trùng không bơi đến gặp trứng được, quá trình thụ tinh không xảy ra.
Câu 3. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong.
Các loài động vật thụ tinh trong chủ yếu là các động vật sống trên cạn như: chó, mèo, hổ, khỉ, voi, tê giác...
Câu 4. So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?
Điểm giống nhau: cả hai quá trình đều có sự kết hợp của giao tử đơn bội đực và cái đế tạo thàrih hợp tử lưỡng bội. Hợp tử phát triển thành cơ thế mới mang thông tin di truyền của bố mẹ.
Điểm khác nhau: ở quá trình tạo giao tử, thụ tinh và phát triển của hợp tử.