Giải Sinh 11 - Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng

  • Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng trang 1
  • Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng trang 2
Bài 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN Tố KHOÁNG
KIẾN THỨC CẦN NAM vững
Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây gồm các nguyên tố đại lượng (C, H, o, N, p, K, s, Ca, Mg) và một số nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Cl, B, Mo, Ni).
Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt sống của cơ thể.
Các muối khoáng trong đất tồn tại ỏ' dạng không tan hoặc ở dạng hoà tan. Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ỏ’ dạng hoà tan (dạng ion).
Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1. Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loại cây trổng?
Trong co' thế thực vật có hầu hết tất cả các nguyên tố có trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nhưng chĩ có 17 nguyên tố như: c, o, H, N, p, K, s, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đổì với sự sinh trưởng của mọi loại cây. Liều lượng phân bón cho cây trồng phải tuỳ thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loại cây trồng. Nếu liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây trồng mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. Dư lượng phân bón, khoáng chất sẽ làm xấu cấu trúc của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và rửa trôi chúng xuống các ao, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.
Nếu thiếu phân bón làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao chi phí đầu vào.
Vì vậy cần bón phân hợp lý để cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả phân bón cao, giảm chi phí đầu vào, không gây ô nhiễm nông sản và môi trường.
Câu 2, Hỉ"y liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trinh chuyển hóa các chất khoáng trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?
Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ỏ' dạng hòa tan. Sự chuyển hóa chất khoáng từ dạng không tan sang dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tô" môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng (lượng ôxi), độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các yếu này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc (kích thước của hạt đất được gọi là cấp hạt) của đất.
Để giúp cho quá trình chuyến hóa các chất khoáng từ dạng không tan sang dạng hòa tan (cây dễ hấp thụ), nhà nông thường sử dụng một số biện pháp như: làm cỏ sục bùn, phá váng khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua...